LTS: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc. Biên giới luôn gắn liền với lãnh thổ (bao gồm cả đất liền, biển, đảo và vùng trời) nên các yếu tố lịch sử, luật pháp và tập quán quốc tế là những cơ sở hết sức quan trọng trong việc khẳng định tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm trong biên giới của lãnh thổ Việt Nam.
[Kỳ 1: Vài nét địa lý tự nhiên thuộc vùng biển Việt Nam]
[Kỳ 2: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII]
[Kỳ 3: Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử]
[Kỳ 4: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn]
[Kỳ 5: Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam]
[Kỳ 6: Hải đội Hoàng Sa thực thi chủ quyền]
[Kỳ 7: Hoàng Sa-Trường Sa: Tư liệu cổ phươngTây]
[Kỳ 8: Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa]
[Kỳ 9: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc]
[Kỳ10: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954]
[Kỳ 11: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954-1975]
[Kỳ 12: Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974]
[Kỳ 13: Ký ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam]
[Kỳ 14: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991]
[Kỳ 15: Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn sau 1991]
[Kỳ 16: Trận chiến bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm1988]
[Kỳ 17: Cô Lin – “Mắt thần” của biển]
[Kỳ 18: “Sinh Tồn” trên đại dương gió bão]
[Kỳ 19: Cờ Tổ quốc vẫn tung bay trên ngư trường Hoàng Sa]
[Kỳ 20: Cơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo]
[Kỳ 21: Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam]
[Kỳ 22: Trung Quốc chưa bao giờ có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa]
[Kỳ 23: “Đường lưỡi bò” phi lý và tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông]
[Kỳ 24: Châu bản thời Minh Mạng và Thiệu Trị khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam]
[Kỳ 25: Châu bản thời vua Bảo Đại khắc ghi chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam]
[Kỳ 26: Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam]
[Kỳ 27: Xuyên tạc lịch sử trong âm mưu chiếm đoạt Hoàng Sa và Trường Sa]
[Kỳ 28: Dư luận quốc tế phản đối “đường lưỡi bò”]
[Kỳ 29: Hoàng Sa và Trường Sa trong tâm linh người Việt]
[Kỳ 30: Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thời Tây Sơn]
[Kỳ 31: “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn – một sử liệu quý viết về Hoàng Sa và Trường Sa]
[Kỳ 32: Các đội “ngư binh” – Hình thức độc đáo thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX]
Cột mốc chủ quyền trên đảo Trường Sa giữa Biển Đông Việt Nam
Các yếu tố lịch sử lâu đời cũng như luật pháp và tập quán quốc tế về lãnh thổ là những cơ sở vững chắc để khẳng định điều đó. Kể từ số báo này, Đại Đoàn Kết trân trọng giới thiệu tới quý bạn đọc loạt bài “Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”. Nhóm biên soạn trân trọng cảm ơn các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, các học giả đã cung cấp tư liệu, cố vấn cho nhóm hoàn thành loạt bài quan trọng này phục vụ cho nhu cầu nâng cao kiến thức về cơ sở lịch sử và pháp lý để góp phần hiệu quả hơn cho cuộc đấu tranh kiên trì vì sự toàn vẹn lãnh thổ, vì Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu – một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.
Lời tòa soạn: Quý độc giả kính mến
– oOo –
Báo Đại Đoàn Kết thực hiện loạt bài này với tâm nguyện đóng góp một phần rất nhỏ trong phạm vi chức trách của mình cùng với toàn thể dân tộc Việt Nam khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặc dù lực lượng và thời gian rất hạn chế, Nhóm Phóng viên Biển Đông được giao trách nhiệm chính, đã làm việc nghiêm túc, cố gắng hết mình mang đến cho quý độc giả trong suốt hơn một tháng qua những bài viết tổng hợp, trình bày quá trình lịch sử khám phá, khai thác, xác lập chủ quyền và bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong nhiều thế kỷ qua mà chúng tôi chắc chắn là vẫn chưa đầy đủ và toàn diện nhất trong một phạm vi và điều kiện còn hạn chế về tư liệu, về thời gian, về khả năng và cũng như về khuôn khổ của báo.
Trong suốt quá trình thực hiện loạt bài, Đại Đoàn Kết đã nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ và giúp đỡ tận tình của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, những người Việt Nam giàu lòng yêu nước, gắn bó với quê hương và luôn tìm cách đóng góp phần rất nhỏ của mình cho công cuộc giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và phát triển đất nước. Đặc biệt là sự giúp đỡ của nhiều học giả, các tổ chức nghiên cứu về lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông của người Việt Nam trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới về những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những thành quả từ nhịp đập của biết bao con tim yêu nước và năng lượng tri thức Việt vì một mục đích chung: dõng dạc lên tiếng bằng tất cả khả năng và kiến thức của mình vì sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Kết thúc loạt bài này, chúng tôi không nghĩ là chúng ta sẽ không có dịp trở lại những vấn đề đã được đặt ra trong suốt hơn một tháng qua. Chắc chắn sẽ có nhiều nghiên cứu mới, nhiều phát hiện mới và thêm nhiều sự phân tích lý giải mới hơn khẳng định mạnh mẽ và hùng hồn hơn nữa chủ quyền của dân tộc ta trên Biển Đông. Chúng tôi trân trọng và sẵn sàng tiếp thu, trao đổi cùng quý vị.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc quý độc giả thân thiết của báo Đại Đoàn Kết nhiều sức khoẻ và luôn đồng hành cùng với báo Đại Đòan Kết vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.