THƯƠNG THAY CHO ĐÁM VỌNG MỸ ?

Nhạn Biển

Ảnh minh họa

Giàn khoan HD-981

(Blogspot.co.uk) – Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam khiến đa số đám zân chủ trong nước và nhúm người Chống Cộng cho Mỹ sung sướng đến phát cuồng. Đám hải ngoại thì “tuyên bố “cơ trời đã đến”, thi nhau đọc “Bình Ngô đại cáo”, “Hịch tướng sĩ”, tin khẩn cấp và cãi nhau “Chống nội thù hay ngoại xâm trước?”, “Cứu đảng hay cứu nước”,…” (Lữ Giang). Đám trong nước thì reo hò “muốn đoàn kết dân tộc bảo vệ chủ quyền phải từ bỏ ý thức hệ”, “muốn chống Trung Quốc phải liên minh quân sự với Hoa Kỳ và đồng minh”… Chúng ca ngợi Mỹ duy nhất xứng đáng là “ông vua” của thế giới, chỉ thừa nhận thế giới “đơn cực” là Mỹ, hãy cho Mỹ cơ hội “sám hối” vì đã bán đứng Việt Nam Cộng hòa, bán Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc. Đám “tinh hoa zân chủ” là mấy ông chấy thức Bauxite Việt Nam, Diễn đàn Xã hội dân sự thì hào hứng, sung sướng nhận định: Mỹ lên tiếng ủng hộ Việt mạnh mẽ trên các diễn đàn Quốc hội, quốc tế hơn cả Philippines, Tổng thống Mỹ tuyên bố tiềm năng cân nhắc sử dụng quân sự bảo vệ giao thương hàng hải, một quan chức quân sự cao cấp của Mỹ bắn tiếng muốn tiến tới đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam… Các ông trí như Nguyên Ngọc thậm chí còn phập phồng lo lắng nếu cái giàn khoan ấy đột nhiên bỏ cuộc thì cuộc vận động “thoát Trung”, bám đít Mỹ không còn được  nhân dân, chính quyền chú tâm nữa. Phát ngôn viên của Diễn đàn XHDS, Nguyễn Chí Dũng có khá nhiều bài viết thể hiện sự cuồng nhiệt thái quá với Mỹ trong bảo vệ chủ quyền Biển Đông, bình luận về vụ đám phán định kỳ Nhân quyền Việt Mỹ đang chứng minh về sự thất bại trong “chính sách đu dây” trong quan hệ bang giao Việt Nam và tung ra tin đồn “đặt vào miệng” tướng lĩnh quân đội Việt Nam kiểu “không ít tướng lĩnh quân đội Việt Nam lại tin rằng chỉ có hạm đội 7 mới đủ sức hóa giải nỗi đe dọa từ hạm đội Nam Hải của Bắc Kinh”.

Sự cuồng Mỹ đến độ một “học giả chống Cộng” là ông Lữ Giang phải la lớn “Mỹ bỏ rơi cả Biển Đông lẫn Ukcraina” rùi, thậm chí còn cảnh báo “Đã có sự phân chia Biển Đông?” với lập luận rằng, “chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay là ngăn chặn sự lớn mạnh của cả Nga lẫn Trung Quốc. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ quan tâm đến sự lớn mạnh của Nga hơn là Trung Quốc. Chiến thuật đang được áp dụng là tách Trung Quốc ra khỏi Nga bằng cách trao một phần Biển Đông cho Trung Quốc, còn Hoa Kỳ quay về Âu Châu để đối đầu với Nga. Liệu Hoa Kỳ có thành công trong cuộc chiến này không?”. Lập luận này không phải không có cơ sở khi vừa qua Mỹ đã “bỏ rơi” bãi cạn Scarborough cho Trung Quốc khi đứng ra làm trung gian yêu cầu quân đội TQ và Phi cùng rút khỏi khu vực tranh chấp, nhưng chỉ có anh Phi nghe lời Mỹ răm rắp, còn anh TQ nhanh chân khoanh luôn vùng lại cho quân chiếm giữ. Tội nghiệp anh Phi, giờ chỉ biết trông mong vào vụ kiện Tòa án quốc tế trong khi anh Trung không thèm theo kiện và hy vọng thế giới sẽ mất niềm tin và nhận ra anh Trung tham lam!?!

Trong bài báo “Nỗ lực của Philipines và thái độ đáng thất vọng của Mỹ” đăng trên báo Đất Việt (http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/no-luc-cua-philippines-va-thai-do-dang-that-vong-cua-my-3043417/) mới đây có đoạn “Như vậy, tất cả các quân cảng quan trọng, những căn cứ không quân của Philippines đều được dành tặng cho Mỹ, để không lực của họ tùy nghi sử dụng. Philippines đã khai thác đến mức tối đa chiến lược mượn tay nước ngoài đối phó với kẻ thù của mình.

Nhưng tướng Jeffrey Delgado cho rằng vẫn cần bàn bạc, thỏa thuận thêm giữa Washington và Manila về một số điều khoản. Thực chất, việc bàn bạc này không phải là ràng buộc quyền lợi của Mỹ tại Philippines đến đâu, mà là Mỹ sẽ giúp Philippines như thế nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Ví dụ như Manila có được sử dụng khí tài của Mỹ, hoặc sẽ được Mỹ hỗ trợ, đào tạo như thế nào… Và quan trọng nhất, khi xảy ra chiến sự với Trung Quốc, Mỹ sẽ giúp Philippines như thế nào?

Bởi thực tế, những gì diễn ra ở một số địa điểm xung quanh quần đảo Trường Sa cho thấy Mỹ không hề nhiệt thành. Tại bãi cạn Scarborough (thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền), khi Trung Quốc đóng xuống gần 100 cọc bê tông để chuẩn bị xây công sự, Mỹ cũng chỉ phản đối qua các kênh quốc tế và ngoại giao.

Khi Trung Quốc ngăn cản tiếp tế đến cái tàu chìm mà Philippines dùng để giữ chủ quyền ở bãi Cỏ Mây, Mỹ cũng không có phản ứng cụ thể. Bản thân Washington cũng không nhất quán quan điểm khi tuyên bố sẽ không vì nước thứ ba mà tuyên chiến với Trung Quốc, nhưng sau đó lại cho rằng sẽ có những can dự trong một số trường hợp cụ thể.

Phải nói rằng cùng với những sự mở rộng quyền hạn của quân đội Mỹ ở căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, Philippines đang cần nhất một sự can thiệp mạnh hơn, quyết liệt hơn của Mỹ với Trung Quốc, chứ không phải sẽ cho Mỹ đóng quân đến bao giờ, đóng quân bao nhiêu.

Phi là hình mẫu sẵn sàng giao tất cả chủ quyền cho Mỹ “tùy nghi định đoạt”, ngôn từ “đồng minh” bình đẳng với Mỹ giờ có lẽ trở nên xa xỉ với Phi. Trong bối cảnh và tầm nhìn về lịch sử, có thể nói quá ít người dân Việt giờ còn ngu ngơ để niềm tin vào các anh lớn này nữa. Một bạn đọc có tên là Hoàng Giang bình luận dưới bài báo trên: “Philipphin cần phải dưạ vào lực của mình là chính. Đừng mong chờ vào Mỹ. Họ chỉ hành động khi quyền lợi của họ thực sự bị đe dọa. Tàu khựa đang đưa ra nhiều mồi nhử mặc cả với Mỹ để Mỹ làm lơ cho chúng thôn tính biển Đông. Đây cũng là bài học cho mấy người cuồng Mỹ vẫn đang la làng cần liên minh với Mỹ. Nên nhớ rằng năm 1974, bọn Tàu chiếm Hoàng Sa nhưng các chiến hạm của hạm đội 7-đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa không hề nhúc nhích.”.

Đừng mong chờ Mỹ ra tay khi quyền lợi của Mỹ chưa thực sự bị đe dọa. Hãy đặt lên bàn cân về những lợi ích mà Việt hay Phi có thể trao cho Mỹ so với những thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa Mỹ – Trung có thể đạt được trước khi giao phó sinh mệnh dân tộc cho người ta. Không có gì là lạ khi Việt Nam giành ưu tiên cho Nga ở quân cảng Cam Ranh, hợp tác toàn diện, chân thành với Nhật, dành nhiều tâm sinh lực củng cố quan hệ anh em với Cam, Lào, thúc đẩy hợp tác một khối đoàn kết ở ASEAN, thúc giục Mianmar dân chủ, mở cửa…

Trong bài viết kể trên ông Lữ Giang nhận định “Nhìn chung, ở Á Châu, Mỹ có quá nhiều quan hệ chặt chẽ về kinh tế với Trung Quốc nên bỏ rơi Biển Đông cho Trung Quốc. Ở Âu Châu, Liên Hiệp Âu Châu cũng gắn liền chặt chẽ về kinh tế với Liên Bang Nga nên không thể đoạn tuyện với Nga. Chỉ tội nghiệp các nước nhỏ, vì thiếu kinh nghiệm chính trị nên bị biến thành con bài thí”. Dù không đồng ý với ông Lữ Giang ở nhiều vấn đề khác, song riêng về chủ đề này, tôi lại đồng tình với sự khách quan trong đánh giá, nhận định tình hình của ông ta.

Có lẽ phải phong cho các nhà tranh đấu “dân chủ, nhân quyền”, các “nhân sỹ trí thức” Việt ngây thơ, cuồng Mỹ nhất thế giới chăng? Bài học về Ukcraina đang xảy ra trước mắt chưa khiến cho họ tỉnh ngộ. Bài học về Phi đi kiện Trung Quốc còn tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm xem nên kiện vấn đề gì, kiện bằng cách thức nào, kiện vào thời điểm nào, chưa đến nỗi “phải làm ngay” như các trí đang ký tên hô hào kiểu như “đã đến lúc không thể không đánh” khi giàn khoan đó kéo vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Thời gian đã chứng minh, cách thức giải quyết kiên quyết, có cương có nhu của Việt Nam thời gian qua chứng tỏ lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay quá hiểu bản chất anh Trung Quốc. Đến ngay những blogger trẻ tuổi còn hiểu rằng “Việt nam sẽ là người rút gươm sau cùng và cũng là người tra gươm vào vỏ sau cùng”, tức VN chỉ nổ súng khi “bất khả kháng”, khi bị tấn công quân sự trước, nhưng sẽ là kẻ kết liễu kẻ thù như lịch sử ông cha đã chứng minh.

Bài học lịch sử và thực tế đã chứng minh, chỉ có tự lực tự cường bằng việc đứng trên đôi chân của mình để bào vệ chủ quyền; kết hợp với sự đoàn kết các nước cùng bị xâm hại hoặc đe dọa lợi ích như Nhật, Hàn, Phi, Malay, Sing; bắt tay tranh thủ các nước lớn như Nga, Mỹ, EU, Úc, Ấn trong việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, kinh tế; trong khi vẫn phải duy trì “vừa hợp tác vừa đấu tranh” với anh láng giềng khổng lồ “đến chừng nào có thể” như chính quyền đang làm là hoàn toàn đúng đắn.

Theo: lehienduc02
Vkyno (st)