Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Nông-pênh nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Bru-nây) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Nguồn: Tiếng Việt: Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế – BNG; Tiếng Anh: http://www.aseansec.org/13165.htm
Tải xuống
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoàIndonesia, dưới đây gọi là “các Bên ký kết”
Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ký tại Montego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982 mà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia là các quốc gia thành viên;
Xuất phát từ mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước;
Nhằm thiết lập đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia;
Đã thoả thuận như sau:
ĐIỀU 1
1. Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm có toạ độ như sau:
Điểm Vĩ độ Kinh độ 20 06o05’48’’ Bắc 105o49’12’’ Đông H 06o15’00’’ Bắc 106o12’00’’ Đông H1 06o15’00’’ Bắc 106o19’01’’ Đông A4 06o20’59,88’’ Bắc 106o39’37,67’’ Đông X1 06o50’15’’ Bắc 109o17’13’’ Đông
Tiếp đó, đường ranh giới này sẽ nối thẳng đến điểm có toạ độ là: vĩ độ 06o18’12’’ Bắc, kinh độ 109o38’36’’ Đông (Điểm 25).
2. Các đoạn thẳng và toạ độ của các điểm nêu tại khoản 1 điều này là các đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính toán trên hệ toạ độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS 84) và được thể hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997, là phụ lục được đính kèm Hiệp định này. Đường ranh giới được thể hiện trên hải đồ đính kèm Hiệp định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ.
3. Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu tại khoản 1 điều này sẽ được xác định bằng các phương pháp do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận.
4. Vì mục đích của khoản 3 điều này, cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Indonesia là Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân Indonesia.
ĐIỀU 2
Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương lai giữa các Bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
ĐIỀU 3
Các Bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
ĐIỀU 4
Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1 Điều 1, các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác đó.
ĐIỀU 5
Mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nẩy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.
ĐIỀU 6
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn phù hợp với thủ tục luật pháp của mỗi Bên ký kết.
2.Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn.
3. Để làm bằng, các đại diện được Chính phủ nước mình uỷ quyền hợp thức đã ký Hiệp định này.
Làm tại Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2003, thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt trong việc giải thích Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
(đã ký)
Nguyễn Dy Niên
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
(đã ký)
N. Hassan Wirajuda

...
Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia
Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Hiệp định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2004.
Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là “hai Bên ký kết”);
Nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc;
Nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định ở vịnh Bắc Bộ;
Nhằm mục đích tăng cường hợp tác nghề cá giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ;
Căn cứ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định liên quan trong “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” ký ngày 10 tháng 12 năm 1982 cũng như Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 (dưới đây gọi tắt là “Hiệp định phân định vịnh bắc Bộ”);
Qua hiệp thương hữu nghị, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau trong vịnh Bắc Bộ, bình đẳng cùng có lợi;
Đã thoả thuận như sau:
PHẦN I: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU 1
Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là “Vùng nước Hiệp định”).
ĐIỀU 2
Hai bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá trong Vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau. Việc hợp tác nghề cá này không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi Bên ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
PHẦN II: VÙNG ĐÁNH CÁ CHUNG
ĐIỀU 3
1.Hai bên ký kết nhất trí thiết lập Vùng đánh cá chung trong vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước, nằm về phía Bắc của đường đóng cửa vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 200 Bắc và cách đường phân định được xác định trong Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ (dưới đây gọi tắt là “Đường phân định”) 30,5 hải lý về mỗi phía.
2.Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn thẳng tuần tự nối liền các điểm sau đây:
Điểm 1: Vĩ độ 17023’38’’ Bắc Kinh độ 107034’43’’ Đông
Điểm 2: Vĩ độ 180 09’20’’ Bắc Kinh độ 1080 20’18’’ Đông
Điểm 3: Vĩ độ 18044’25’’ Bắc Kinh độ 1070 41’51’’ Đông
Điểm 4: Vĩ độ 19008’09’’ Bắc Kinh độ 107041’51’’ Đông
Điểm 5: Vĩ độ 19043’00’’ Bắc Kinh độ 108020’30’’ Đông
Điểm 6: Vĩ độ 20000’00’’ Bắc Kinh độ 108042’32’’ Đông
Điểm 7: Vĩ độ 20000’00’’ Bắc Kinh độ 107057’42’’ Đông
Điểm 8: Vĩ độ 19052’34’’ Bắc Kinh độ 107057’42’’ Đông
Điểm 9: Vĩ độ 19052’34’’ Bắc Kinh độ 107029’00’’ Đông
Điểm 10: Vĩ độ 20000’00’’ Bắc Kinh độ 107029’00’’ Đông
Điểm 11: Vĩ độ 20000’00’’ Bắc Kinh độ 107007’41’’ Đông
Điểm 12: Vĩ độ 19033’07’’ Bắc Kinh độ 106037’17’’ Đông
Điểm 13: Vĩ độ 18040’00’’ Bắc Kinh độ 106037’17’’ Đông
Điểm 14: Vĩ độ 18018’58’’ Bắc Kinh độ 106053’08’’ Đông
Điểm 15: Vĩ độ 18000’00’’ Bắc Kinh độ 107001’55’’ Đông
Điểm 16: Vĩ độ 17023’38’’ Bắc Kinh độ 107034’43’’ Đông
ĐIỀU 4
Hai Bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá lâu dài trong Vùng đánh cá chung trên tinh thần cùng có lợi.
ĐIỀU 5
Hai Bên ký kết căn cứ theo điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm của tài nguyên sinh vật, nhu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, cũng như những ảnh hưởng đối với hoạt đọng nghề cá của mỗi Bên ký kết trong Vùng đánh cá chung, cùng đặt ra những biện pháp về việc bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật trong Vùng đánh cá chung.
ĐIỀU 6
Hai Bên ký kết tôn trọng nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, căn cứ vào sản lượng được phép đánh bắt được xác định trên cơ sở kết quả điều tra liên hợp định kỳ về nguồn lợi thuỷ sản và những ảnh hưởng đối với hoạt động nghề cá của mỗi Bên ký kết cũng như nhu cầu của sự phát triển bền vững, thông qua Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung được thành lập theo điều 13 của Hiệp định này, hàng năm xác định số lượng tàu cá của mỗi Bên ký kết vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung.
ĐIỀU 7
1.Mỗi Bên ký kết thực hiện chế độ cấp phép đánh bắt đối với tàu cá Bên mình tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung. Việc cấp phép đánh bắt phải căn cứ theo số lượng tàu cá hoạt động đánh bắt mà Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung định ra cho năm đó, đồng thời thông báo cho Bên ký kết kia tên, số hiệu tàu cá được cấp phép. Hai Bên ký kết có nghĩa vụ giáo dục và đào tạo những ngư dân vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung.
2. Tất cả những tàu cá vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung đều phải xin phép cơ quan được trao thẩm quyền của Chính phủ nước mình và sau khi nhận được giấy phép đánh bắt mới có thể vào tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung. Tàu cá của hai Bên ký kết vào hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung cần phải được đánh dấu theo qui định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung.
ĐIỀU 8
Khi tiến hành hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung, công dân và tàu cá của mỗi Bên ký kết phải tuân thủ những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung; phải viết chính xác nhật ký đánh bắt theo yêu cầu của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung, đồng thời phải nộp cho cơ quan được trao thẩm quyền của Chính phủ nước mình trong thời gian quy định.
ĐIỀU 9
1. Căn cứ vào các quy định do Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung đặt ra trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của Vùng đánh cá chung cũng như phù hợp với luật pháp của mỗi nước về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với công dân và tàu cá của hai Bên ký kết ở Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình.
2. Khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết phát hiện công dân và tàu cá bên ký kết kia vi phạm các quy định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung ở Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình thì có quyền xử lý các hành vi vi phạm đó theo các quy định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung, và nên thông báo nhanh chóng cho bên ký kết kia tình hình liên quan và kết quả xử lý theo đường do Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung thoả thuận. Các tàu cá và thuyền viên bị bắt giữ cần phải được phóng thích nhanh chóng sau khi có sự bảo lãnh thích đáng hoặc những bảo đảm khác.
3. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết có thể phối hợp với nhau cùng kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung trong Vùng đánh cá chung.
4. Mỗi Bên ký kết có quyền căn cứ vào luật pháp của nước mình xử phạt những tàu cá chưa được cấp phép mà vào Vùng đánh cá chung thuộc vùng nước của mình tiến hành hoạt động nghề cá, hoặc tuy được cấp phép vào Vùng đánh cá chung nhưng có các hoạt động bất hợp pháp ngoài hoạt động nghề cá.
5. Mỗi Bên ký kết nên tạo thuận lợi cho những tàu cá đã được cấp phép của Bên ký kết kia được vào Vùng đánh cá chung. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết không được lạm dụng chức quyền, cản trở những công dân và tàu cá đã được cấp phép của Bên ký kết kia tiến hành hoạt động nghề cá bình thường trong Vùng đánh cá chung. Nếu một Bên ký kết phát hiện cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia tiến hành thực thi pháp luật không theo biện pháp quản lý chung do Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung đặt ra thì có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đó giải thích, khi cần thiết, có thể đưa ra thảo luận và giải quyết tại Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung.
ĐIỀU 10
Mỗi Bên ký kết có thể áp dụng bất kỳ một phương thức hợp tác hoặc liên doanh quốc tế nào trong khuôn khổ quy mô đánh bắt của Bên mình trong Vùng đánh cá chung. Tất cả tàu cá được cấp phép hoạt động nghề cá theo các phương thức hợp tác hoặc liên doanh nói trên trong Vùng đánh cá chung đều phải tuân theo những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản do Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung đặt ra, treo quốc kỳ của Bên ký kết cấp phép đó và tiến hành đánh dấu theo quy định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung, hoạt động nghề cá trong Vùng đánh cá chung tại Vùng nước của Bên ký kết cấp phép đó.
PHẦN III: DÀN XẾP QUÁ ĐỘ
ĐIỀU 11
1. Mỗi Bên ký kết nên đưa ra dàn xếp quá độ đối với hoạt động nghề cá hiện có của Bên ký kết kia trong vùng đặc quyền kinh tế nước mình nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (tính từ vĩ tuyến 200 Bắc ). Việc dàn xếp quá độ bắt đầu được thực thi kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực. Bên ký kết kia nên áp dụng biện pháp giảm dần hàng năm hoạt động nghề cá nói trên. Việc dàn xếp quá độ sẽ kết thúc trong vòng bốn năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực.
2. Phạm vi vùng nước dàn xếp quá độ và biện pháp quản lý đối với việc dàn xếp quá độ sẽ do hai Bên ký kết quy định bằng hình thức Nghị định thư bổ sung. Nghị định thư bổ sung đó là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.
3. Sau khi dàn xếp quá độ kết thúc, trong điều kiện giống nhau, mỗi Bên ký kết nên ưu tiên cho phép Bên ký kết kia vào đánh bắt theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế nước mình.
PHẦN IV: VÙNG ĐỆM CHO TÀU CÁ NHỎ
ĐIỀU 12
1. Để tránh xảy ra tranh chấp do việc tàu cá loại nhỏ của hai Bên ký kết đi nhầm vào lãnh hải của Bên ký kết kia, hai Bên ký kết thiết lập vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ ở vùng giáp giới lãnh hải của hai nước, chiều dài tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam theo đường phân định 10 hải lý, chiều rộng lùi về mỗi phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo thành bởi các đoạn thẳng tuần tự nối các điểm sau đây:
Điểm 1: Vĩ độ 21028’12.5’’ Bắc Kinh độ 108006’04.3’’ Đông
Điểm 2: Vĩ độ 21025’40.7’’ Bắc Kinh độ 108002’46.1’’ Đông
Điểm 3: Vĩ độ 21017’52.1’’ Bắc Kinh độ 108004’30.3’’ Đông
Điểm 4: Vĩ độ 21018’29.0’’ Bắc Kinh độ 108007’39.0’’ Đông
Điểm 5: Vĩ độ 21019’05.7’’ Bắc Kinh độ 108010’47.8’’ Đông
Điểm 6: Vĩ độ 21025’41.7’’ Bắc Kinh độ 108009’20.0’’ Đông
Điểm 7: Vĩ độ 21028’12.5’’ Bắc Kinh độ 108006’04.3’’ Đông
2. Nếu một Bên ký kết phát hiện tàu cá loại nhỏ của Bên ký kết kia vào hoạt động nghề cá trong vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ thuộc vùng nước của mình có thể cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc tàu đó rời khỏi vùng nước đó, nhưng nên kiềm chế: không bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực; nếu xảy ra tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá thì nên báo cáo Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung để giải quyết; nếu xảy ra những tranh chấp ngoài hoạt động nghề cá thì do các cơ quan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải quyết theo luật pháp của nước mình.
PHẦN V: UỶ BAN LIÊN HỢP NGHỀ CÁ VỊNH BẮC BỘ VIỆT – TRUNG
ĐIỀU 13
1. Để thực thi Hiệp định này, hai Bên ký kết quyết định thành lập Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt – Trung (sau đây gọi tắt là “Uỷ ban Liên hợp nghề cá”). Uỷ ban Liên hợp nghề cá gồm mỗi Bên ký kết một đại diện do Chính phủ Bên ký kết đó bổ nhiệm và một số uỷ viên.
2. Uỷ ban Liên hợp nghề cá sẽ đặt ra những quy định cụ thể về cơ chế hoạt động của mình.
3. Uỷ ban Liên hợp nghề cá có chức trách như sau:
3.1 Hiệp thương những vấn đề liên quan đến bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng nước Hiệp định, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ hai nước.
3.2 Hiệp thương về những việc liên quan tới hợp tác nghề cá của hai nước ở Vùng nước Hiệp định, đồng thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ hai nước.
3.3 Căn cứ theo Điều 5 của Hiệp định này đặt ra những quy định về bảo tồn và quản lý nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung cũng như các biện pháp thực thi các quy định đó.
3.4 Căn cứ theo Điều 6 của Hiệp định này hàng năm xác định số lượng tàu cá của mỗi Bên ký kết vào hoạt động đánh bắt trong Vùng đánh cá chung.
3.5 Hiệp thương và quyết định những việc khác liên quan tới Vùng đánh cá chung.
3.6 Thực hiện chức năng của mình theo các quy định của Nghị định thư bổ sung về dàn xếp quá độ.
3.7 Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động nghề cá xảy ra trong Vùng đệm cho tàu cá loại nhỏ.
3.8 Tiến hành chỉ đạo việc xử lý đối với những tranh chấp nghề cá và sự cố gây thiệt hại trên biển trong phạm vi chức năng của mình.
3.9 Tiến hành đánh giá tình hình chấp hành Hiệp định này và báo cáo Chính phủ hai nước.
3.10 Có thể kiến nghị với Chính phủ hai nước về việc bổ sung, sửa đổi Hiệp định này, Phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này.
3.11 Tiến hành hiệp thương những công việc khác mà hai Bên ký kết cùng quan tâm.
4. Tất cả mọi kiến nghị và quyết định của Uỷ ban Liên hợp Nghề cá đều phải được sự nhất trí của đại diện hai Bên ký kết.
5. Uỷ ban Liên hợp nghề cá mỗi năm họp một đến hai lần và luân phiên tổ chức tại hai nước. Khi cần thiết, có thể triệu tập hội nghị bất thường sau khi có sự nhất trí của đại diện hai Bên ký kết.
PHẦN VI: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
ĐIỀU 14
Để đảm bảo an toàn hàng hải, giữ gìn an ninh và trật tự hoạt động đánh bắt trên biển, xử lý kịp thời, thuận lợi các tai nạn trên biển trong Vùng nước Hiệp định, mỗi Bên ký kết nên có sự chỉ đạo, giáo dục pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết khác đối với công dân và tàu cá của nước mình.
ĐIỀU 15
1. Khi công dân và tàu các của một Bên ký kết gặp nạn hoặc tình hình khẩn cấp khác tại vùng biển của Bên ký kết kia cần cứu giúp thì Bên ký kết kia có nghĩa vụ tiến hành việc cứu trợ và bảo hộ, đồng thời nhanh chóng thông báo tình hình liên quan cho cơ quan hữu quan của Bên ký kết đó.
2. Khi công dân và tàu cá của một Bên ký kết do thời tiết xấu hoặc gặp tình hình khẩn cấp khác phải lánh nạn, thì có thể thông qua liên hệ với cơ quan hữu quan của Bên ký kết kia căn cứ vào Phụ lục của Hiệp định này và các quy định của Uỷ ban Liên hợp nghề cá để tới Bên ký kết kia lánh nạn. Công dân và tàu cá trong thời gian lánh nạn cần phải tuân thủ pháp luật và quy định liên quan của Bên ký kết kia, đồng thời phải phục tùng sự quản lý của cơ quan hữu quan của Bên ký kết kia.
ĐIỀU 16
Mỗi Bên ký kết căn cứ theo các quy định của “Công ước của Liên hợp quốc về luật biển” ngày 10 tháng 12 năm 1982 bảo đảm quyền đi qua vô hại và đi lại thuận lợi cho tàu cá của Bên ký kết kia.
ĐIỀU 17
1. Hai Bên ký kết nên tiến hành hợp tác nghiên cứu khoa học về nghề cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển trong Vùng nước Hiệp định.
2. Mỗi Bên ký kết có thể tiến hành hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học nghề cá trong Vùng nước Hiệp định thuộc Bên mình.
PHẦN VII: CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
ĐIỀU 18
Bất cứ tranh chấp nào nảy sinh giữa hai Bên ký kết trong việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này nên được giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị.
ĐIỀU 19
Những Phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.
ĐIỀU 20
Hiệp định này, những Phụ lục của Hiệp định này và Nghị định thư bổ sung của Hiệp định này có thể được bổ sung, sửa đổi thông qua thương lượng giữa hai Bên ký kết.
ĐIỀU 21
Các toạ độ địa lý của Vùng đánh cá chung được quy định trong khoản 2 điều 3 của Hiệp định này và các toạ độ địa lý của Vùng đệm cho tàu cá nhỏ được quy định trong khoản 1 Điều 12 của Hiệp định này được xác định trên Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ và Bản đồ chuyên đề cửa sông Bắc Luân, là các bản đồ được đính kèm theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.
ĐIỀU 22
1. Hiệp định này, sau khi được hai Bên ký kết hoàn thành trình tự pháp luật của môĩ nước, sẽ có hiệu lực vào ngày được thoả thuận trong văn kiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước.
2. Hiệp định này có hiệu lực trong vòng 12 năm và mặc nhiên gia hạn thêm ba năm. Sau khi thời gian gia hạn kết thúc, việc hợp tác tiếp theo do hai Bên ký kết hiệp thương thoả thuận.
Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN
TRUNG HOA
Nguồn: Ủy ban Biên giới quốc gia
Ngày 9 tháng 8 năm 1997, tại Băng-cốc, đại diện Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và đại diện Chinh phủ Vương quốc Thái Lan đã ký kết Hiệp định phân định phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia,
Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18/2/1979,
Căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Campuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước,
Đã thoả thuận những điều sau đây:
ĐIỀU 1
Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông):
Về phía Tây Bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 9o54′.2 Bắc – 102o55′.2 Đông và 9o54′.5 Bắc – 102o57′.0 Đông ở đảo Poulo Wai (Campuchia) đến toạ độ 10o24′.1 Bắc – 103o48′.0 Đông và 10o25′.6 Bắc – 103o49′.2 Đông ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ 10o30′.0 Bắc – 103o47′.4 Đông ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kéo đến toạ độ 10o32′.4 Bắc – 103o48′.2 Đông trên bờ biển tỉnh Kampot (Campuchia).
Về phía Bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kampot từ toạ độ 10o32′.4 Bắc – 103o48′.2 Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
Về phía Đông Nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ 10o04′.2 Bắc – 104o02′.3 Đông ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ 10o02′.8 Bắc – 103o59′.1 Đông kéo qua toạ độ 9o18′.1 Bắc – 103o26′.4 Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 9o15′.0 Bắc – 103o27′.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) .
Về phía Tây Nam bởi đường thẳng kéo tà toạ độ 9o55′.0 Bắc – 102o53′.5 Đông ở đảo Poulo Wai đến toạ độ 9o15′.0 Bắc – 103o27′.0 Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).
ĐIỀU 2
Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở điềm 1.
ĐIỀU 3
Trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1:
Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.
– Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.
– Việc tuẫn tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này do cả hai bên cùng tiến hành;
– Việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.
Hiệp định này làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7 tháng 7 năm 1982, thành hai bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị ngang nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Đã ký) NGUYỄN CƠ THẠCH Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN CAMPUCHIA (Đã ký) HUN XEN Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Campuchia |
Biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc
Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển thương mại và qua lại của nhân dân hai nước; trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thỏa thuận ký kết Hiệp định này tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2010.
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “hai Bên”);
Tuân thủ các nguyên tắc bất khả xâm phạm về lãnh thổ và biên giới quốc gia; tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi và chung sống hòa bình; cố gắng cùng nhau xây dựng biên giới trên đất liền hai nước thành biên giới mãi mãi hòa bình, đời đời hữu nghị;
Để giữ gìn sự ổn định của biên giới trên đất liền và tình hình an ninh, trật tự xã hội; tạo thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất của dân cư hai bên biên giới; đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế xã hội ở vùng biên giới hai nước; trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thỏa thuận ký kết Hiệp định này…
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Căn cứ “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 30 tháng 12 năm 1999, thông qua Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc triển khai công tác phân giới cắm mốc liên hợp từ năm 2000 đến năm 2009, xác định đường biên giới trên đất liền giữa hai nước trên thực địa. Để thể hiện thành quả phân giới cắm mốc, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định ký kết Nghị định thư nàytại Bắc Kinh ngày 18 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2010.
Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Quốc.
Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Quốc được ký ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Bắc Kinh trong đó đã đề ra khuôn khổ nối lại đàm phán về biên giới giữa hai nước.
Nguồn: Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước; góp phần đáng kể vào việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước ta, phản ánh lòng mong muốn cùng các nước láng giềng xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, phục vụ cho công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. Các quy định của Hiệp ước còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đường biên, duy trì sự ổn định ở khu vực biên giới, tăng cường độ tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nguồn: Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia
Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985
Năm 2005, quan hệ hai nước Việt – Campuchia đã bước sang một giai đoạn mới: chính sách nhất quán và kiên trì của nhà nước Việt thắt chặt và củng cố quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Campuchia đến thời ký kết trái; quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai nước ngày càng mở rộng. Cũng trong năm này, tiến trình đàm phán giữa hai nước về biên giới đã được nối lại (tiếp sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005). Với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hai phía, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã đặt bút ký Hiệp ước Bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985. Từ đó dẫn đến việc tái lập tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước Bổ sung được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29 tháng 11 năm 2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:
Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Namhoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là “Hai bên tiếp tục thảo luận” vấn đề này.
Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.
Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi CPP thắng cử bạn và ta đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.
Việc ta và Campuchia ký Hiệp ước Bổ sung 2005 là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định ta đã ký với Campuchia trong những năm 1980.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hoạch định đường biên giới quốc gia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985 là xác nhận việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM và miêu tả trong Hiệp ước hoạch định để hai bên làm cơ sở tiến hành phân giới cắm mốc.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp định về Quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia
Ngày 20 tháng 7 năm 1983, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký Hiệp định về quy chế biên giới tạo cơ sở để duy trì quản lý biên giới, giữ gìn sự ổn định ở vùng biên, trong khi hai nước chưa có một đường biên giới chính thức rõ ràng trên thực địa. Điều 1 của Hiệp định về Quy chế biên giới ngày 20 tháng 7 năm 1983 chứa đựng một nguyên tắc quan trọng “Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước nguyên tắc năm 1983”.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia
Ngày 20 tháng 7 năm 1983, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, trong đó đã thống nhất áp dụng hai nguyên tắc: (1) Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước; (2) Ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia
Sau khi nhà nước cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, ngày 18/2/1979, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Tại Điều 4, hai bên đã thoả thuận “tiến hành đàm phán để đi đến ký kết một hiệp định hoạch định biên giới giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại và kiên quyết sẽ cùng nhau xây dựng đường biên giới đó thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài”.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ngày 31 tháng 8 năm 1997, tại thành phố Huế, “Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào” đã được đại điện của hai Chính phủ ký kết. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày 2 tháng 7 năm 1998.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng đầy đủ các quy phạm pháp luật cơ bản cũng như các thủ tục cần thiết điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong các hoạt động của cả hai bên ở khu vực biên giới giữa hai nước, bao gồm các nội dung chính như sau:
– Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp tác quản lý bảo vệ biên giới, hệ thống mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; ngăn chặn và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ về biên giới lãnh thổ giữa chính quyền và nhân dân địa phương hai bên.
– Thống nhất nguyên tắc, thủ tục và địa điểm qua lại giữa hai quốc gia, giữa các địa phương và việc qua lại của các cư dân biên giới của hai bên; xử lý các vấn đề có liên quan đến biên giới trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi bên cũng như cho nhân dân hai bên làm ăn sinh sống trong khu vực biên giới.
– Hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, hợp tác khai thác và bảo vệ nguồn nước, tài nguyên và môi trường ở khu vực biên giới.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Ngày 24 tháng 1 năm 1986, lễ ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Lào được diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, hai bên đã đồng ý thoả thuận điều chỉnh một số chỗ khác với đường biên giới đã hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia 1977 và đồng ý chỉnh sửa một số nguyên tắc hoạch định biên giới theo sông suối cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1977
Nội dung của Hiệp ước bao gồm: Nguyên tắc hoạch định đường biên giới; trình tự miêu tả đường biên giới từ Bắc xuống Nam; nguyên tắc xác định đường biên giới theo sông suối và biên giới trên cầu bắc qua sông suối biên giới hoặc qua cù lao bãi bồi; nguyên tắc liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa.
Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia
Tải xuống