Thư viện

Cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979: 35 năm nhìn lại

Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG
(Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an)

Kể từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha cho tàu chiến bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải (Đà Nẵng), sau đó đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam ngày 1-9-1858 đến 30-4-1975, dân tộc Việt Nam đã trải qua 116 năm, 7 tháng, 29 ngày, cầm súng chống xâm lược, trong đó 87 năm sống trong đau khổ dưới ách thực dân Pháp và 30 năm (1945 – 1975) tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong hơn 116 năm, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã anh dũng hi sinh để bảo vệ vùng đất, vùng biển, vùng trời do cha ông để lại, bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc Việt Nam.

Tiếp tục đọc

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpgTháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Tiếp tục đọc

Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tầm nhìn biển đảo của Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng “khai quốc công thần” với những chiến công “truyền quốc sử” trong hai cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc, vốn xuất thân là thầy giáo dạy sử – địa. Ông hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển đảo quê hương cả về quốc phòng và kinh tế.

Tiếp tục đọc

Lý Sơn có những họ tộc như thế…

Từ truyền thống dòng họ…

QĐND – Tại ngôi nhà cổ đã được các thế hệ dòng tộc họ Đặng sinh sống qua 6 đời, ông Đặng Thiên Hữu kể về ông tổ Đặng Quang Diệu, một đôi viên của Đội lính Hoàng Sa năm xưa.. Chỉ tay lên cột gia phả treo trong nhà thờ, ông Hữu cho biết, đây là ông Đặng Siễm, người đã được phong chức Đà công vào năm Minh Mạng thứ 15, dẫn các dân binh ra Hoàng Sa cắm bia, đo đạc thủy trình và thu lượm hải vật. Dòng tộc của ông còn có nhiều người đi lính Hoàng Sa…

Bộ Ngoại giao tặng bằng khen cho gia tộc họ Đặng đã có công gìn giữ tờ lệnh Hoàng Sa.

Ông Đặng Lên thường tự hào về dòng tộc mình đã hiến tờ lệnh Hoàng Sa được cất giữ 134 năm cho Nhà nước, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Gian nhà thờ họ Đặng ở xóm Đồng Hộ luôn trân trọng treo hình ảnh tờ lệnh Hoàng Sa được sao chụp lại để con cháu hằng ngày đến xem và học tập.

Theo những người trong tộc họ Đặng, hằng năm, con cháu trong tộc họ về đây cúng giỗ 3 lần. Trong cuộc họp, bà con thường xuyên nhắc nhở con cháu có những đóng góp cho xã hội để nối gót cha ông gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cuối năm, tộc họ tổ chức gặp mặt con cháu đi học ở xa về quê. Trong buổi họp mặt, tộc trưởng sẽ tuyên dương các cháu có thành tích học tập tốt. Tộc họ đóng góp quỹ khuyến học và khen thưởng cho các em học sinh, sinh viên. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn thì tộc họ quyên góp tiền để hỗ trợ.

Mỗi tộc họ Hoàng Sa đều có một hộp gia phả đặt trên bàn thờ tổ tiên. Hộp gia phả màu đỏ hoặc màu vàng, nắp chạm rồng, làm bằng gỗ sao hoặc gỗ mít. 20 năm, những người trong gia tộc mới mở gia phả một lần để bổ sung thông tin về con cháu trong tộc. Những năm trước đây, các dòng tộc thường mời những ông: Phạm Sơn, Phạm Lạt, Phạm Hưng đến ghi gia phả bằng chữ Hán Nôm. Hiện nay, trên đảo chỉ còn ông Võ Hiển Đạt là người cuối cùng. Từ chiếc hộp này, các nhà nghiên cứu đã giải mã được nhiều thông tin liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa trong các tộc họ trên đảo.

Giữ gìn bản sắc

“Cây có cội mới tỏa cành xanh lá/ Nước có nguồn mới chảy khắp rạch sông”, một cụ già trong hội đồng gia tộc họ Phạm cầm tấm bài vị Phạm Quang Ảnh, giải thích cho con cháu chuyện cha ông họ đi biển, giữ đảo Hoàng Sa thời trước. Tộc Phạm Văn có bản nội quy hội đồng gia tộc, quy định về khen thưởng và xử phạt con cháu đạt thành tích hoặc phạm lỗi…

Nhắc đến chuyện gia tộc Phạm Văn giáo dục con cháu bảo vệ chủ quyền, ông Phạm Thoại Tuyền, một người con trong tộc họ kể rằng: Thủy tổ tộc Phạm Văn từ làng An Vĩnh, huyện Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi vào năm Mậu Thân 1609 đã cùng các vị ở họ tộc Phạm Quang, Võ Văn và Võ Xuân, họ Lê, họ Nguyễn… ra khai chiếm phía tây Cù Lao Ré (nay là đảo Lý Sơn). Sau lưng nhà thờ tộc hiện nay là nhà thờ thứ phái thờ linh vị Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa, được chiêu hồn, phụng lập năm Giáp Dần 1854.

Ông Phạm Văn Đoàn nhắc lại ân đức của tổ tông cho con cháu.

Tộc Phạm Văn có gần 150 hộ, 700 nhân khẩu, tập trung ở thôn Đông, xã An Vĩnh và xóm Trung Hòa và thôn Đông xã An Hải của huyện Lý Sơn. Trong tộc họ quy định bằng một văn bản quy ước cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu như: Con cháu phải làm tròn nghĩa vụ công dân và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tham gia bảo vệ an ninh, giáo dục con cháu không rượu chè, gây mất trật tự; chấp hành tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, các quy định giao thông, kế hoạch hóa gia đình, gia đình văn hóa, ông bà mẫu mực, dâu rể, con cháu thảo hiền…

Ông tộc trưởng họ Mai dẫn tôi đến thăm ngôi nhà thờ 3 gian của tộc họ. Ngôi nhà cổ kính nằm giữa một khoảng sân rộng. Hằng năm, con cháu trong tộc họ về đây và kể lại câu chuyện về những người trong dòng tộc ra khai phá đảo. Trong bữa cơm đoàn tụ, dòng tộc họ Mai cùng nhau nhắc lại ơn đức tổ tông. Theo những người trong họ, dòng họ Mai có gốc ở tận miền Tây. Cụ tổ đi câu cá và bị trôi đến đảo Lý Sơn cách đây 300 năm. Ông đã lập cơ nghiệp ở đảo. Có lần bị nạn, trôi vào đảo hoang, cọp không ăn thịt ông mà cắp ông từ ngoài biển vào bỏ ở rìa làng. Câu chuyện trải qua mấy trăm năm, không rõ hư thực. Nhưng niềm tự hào đó tiếp sức cho các ngư dân tiếp tục công việc bám biển làm ăn, khẳng định chủ quyền của cha ông…

Bài và ảnh: LÊ VĂN CHƯƠNG
qdnd.vn

Tầm nhìn hướng biển của các vua đầu triều Nguyễn (Kỳ 2)

So với các chúa Nguyễn và Triều Nguyễn Tây Sơn, tầm nhìn hướng biển của hai vị vua đầu của Triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh, có một bước tiến mang tính chiến lược quan trọng.

>> Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn (Kỳ 1)

Gia Long, vị vua khai sáng Triều Nguyễn và vua Minh Mệnh sau này đã nâng cấp tầm nhìn hướng biển, không chỉ hai quần đảo đó, mà còn thực thi nhiều chính sách, nhiều giải pháp để khẳng định chủ quyền của mình trên các đảo gần bờ như Phú Quốc, Côn Lôn.

Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tháng Tư năm Tân Mão (1711) đã điều động quân lính và những người có trách nhiệm mang các phương tiện đo vẽ đi thuyền ra “đo bãi cát vàng Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu” (Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 126). Sự kiện nổi bật nhất thời Gia Long trong việc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lễ thượng cờ và cắm mốc chủ quyền trên hai quần đảo đó. Sự kiện trọng đại ấy được miêu tả hết sức vắn tắt trong Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 922 bằng một câu: “Sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”. Mười bảy năm sau, năm 1833, giám mục Giăng Lu-i Ta-be (Jean Louis Tarberd), người đã nhiều năm truyền giáo ở Đàng Trong (phần đất từ đèo Ngang trở vào) trong một công trình của mình đã viết khá rõ về sự kiện trọng đại đó: “Chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chú tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của ngài, vì vậy mà ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong (thời này xứ Đàng Trong được hiểu là nước Việt Nam chúng ta)” (1).

Tiếp tục ý tưởng của vua cha, năm 1833, Minh Mệnh đã nói với Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới, dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời” (sđd, tr.743). Tháng Sáu năm Ất Mùi (1835), Bộ Công cho dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Đại Nam Thực lục có ghi: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm sóng êm), cồn Bạch Sa (cát trắng) chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước (1 trượng bằng 10 thước, 1 thước đo đất bằng 0,47m) ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch). Năm ngoái, vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai Cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 4 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về” (2).

Vua Minh Mệnh đã có tầm nhìn vượt lên cả vua cha. Đó là việc ông ứng xử với đảo Phú Quốc và quần đảo Côn Lôn, những nơi có dân sinh sống, nhưng thường bị bọn hải tặc đến quấy nhiễu. Năm 1832, Minh Mệnh được tâu bọn hải tặc người Chà Và lên đảo Côn Lôn thuộc Phiên An (Gia Định) đón cướp thuyền buôn, lên bờ đốt nhà, cướp của dân ta. Vua suy nghĩ Côn Lôn và Hà Tiên đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện, liền truyền dụ cho quan thành chọn đất hai chỗ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Cư dân cũng được cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt (3).

Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909), đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Sách “Kỷ yếu Hoàng Sa”- Nxb Thông tin và Truyền thông.

Năm 1833, vâng lệnh vua, Tuần phủ Phạm Xuân Bách ra đảo tìm chọn một nơi vừa ý ở phía nam Phú Quốc tâu lên vua và vua xuống dụ cho khởi công xây đắp, cho đặt tên là đồn Phú Quốc. Đồn “được xây xung quanh bằng đá núi, trên dựng một căn phòng cho lính đương ban đóng. Trên đồn đặt 4 khẩu hồng y cương pháo, 8 khẩu quá sơn đồng pháo, phái 50 lính tỉnh đến đóng giữ. Lại lấy thêm dân sở tại phụ vào việc canh giữ, cấp cho khí giới và thuyền bè đủ dùng. Dùng viên phủ ngự đồn Phú Quốc là Nguyễn Văn Sương làm Phòng thủ úy đứng cai quản, cho mộ thêm lính đặt làm đội phòng thủ” (4).

Với vị trí địa – chính trị quan trọng của quần đảo Côn Lôn, vua Minh Mệnh cũng đã có những ứng xử tương tự như đảo Phú Quốc, tuy có muộn hơn. Tháng Hai năm Bính Thân (1836), Minh Mệnh cho xây dựng đồn Thanh Hải và pháo đài Thanh Hải trên đảo Côn Lôn thuộc Gia Định (sau đó thuộc Vĩnh Long). Bốn mặt đồn đều dài 12 trượng, cao 5 thước, chân rộng 6 thước 3 tấc. Đằng trước và đằng sau đều mở một cửa. Pháo đài xây ở phía nam đồn ngoài binh lính còn thuê dân tất cả 500 người để làm việc. Hoàn tất công việc Bộ Binh tâu: “Đảo ấy có nhiều núi lên từng dãy từng lớp, tàu thuyền có thể đỗ lại yên ổn. Lại có mối lợi là nhiều cá, tôm, ruộng đất màu mỡ, thủy thổ lành, thực là hình thế đẹp ở cương giới về phần biển. Chỉ phải cái là hẻo lánh, xa xôi, hằng năm khoảng xuân sang hạ, thường có thuyền giặc Chà Và thừa cơ, lén lút nổi dậy, làm ngăn trở thuyền buôn đi lại. Nhân dân sở tại thưa ít, chẳng làm thế nào được! Vậy xin phái một suất đội và 50 lính thuộc tỉnh, cấp cho thuyền và khí giới đến đóng giữ, mỗi năm thay phiên một lần… Nơi ấy lại có nhiều đất bỏ hoang, có thể cày cấy được… Quân lính những khi làm việc tuần phòng hải phận đã nhàn rỗi, sức cho khẩn hoang trồng cấy và chiêu mộ dân nghèo cùng ở, cho sống bằng sức mình, còn trâu cày, nông cụ thì do nhà nước cấp phát cho. Như thế, có lính để phòng thủ, có ruộng để cày cấy, giặc biển không dám lại đến, thuyền buôn ngày một đông nhiều, sau vài năm tất thành một nơi vui vẻ, mà việc phòng giữ mặt biển sẽ bền vững được”(5).

Lời tâu của Bộ Binh quá hay nên vua Minh Mệnh không chỉ chuẩn y mà còn gợi mở cho ông một ý tưởng thú vị: Lập làng nơi đây. Công việc đó khởi đầu từ Minh Mệnh với những chính sách rõ ràng, minh bạch như sử dụng những người dân di cư tự do ra đây từ trước, những người bị phát vãng, lính hết thời hạn phục vụ muốn ở lại đảo. Bằng chính sách có lợi cho dân, ông đã điều khiển một luồng dân từ trong đất liền di cư ra đảo lập nên làng mang tên An Hải năm 1840. Như vậy quá trình hình thành một làng trên đảo Côn Lôn diễn ra ròng rã trong 12 năm, khi Minh Mệnh không còn trên đời nữa. (6)

Đối với những tàu thuyền nước ngoài, phần lớn là thuyền đánh cá nhà Thanh (Trung Quốc) xâm phạm lãnh hải của ta, vua Minh Mệnh cho xử lý một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trấn Quảng Yên có trên 300 thuyền đánh cá của nhà Thanh đậu lâu ở phần biển Cát Bà. Quan Bắc Thành đã sai trấn thủ Nguyễn Văn Đoái đem hơn 20 chiếc binh thuyền thân đến nơi khuyên họ đi. Lại sai Phó thống thập cơ Tiền quân là Lương Văn Liễu đem 15 thuyền binh tiến theo để làm thanh ứng. Sự việc được tâu lên triều đình, vua xuống dụ: “Thuyền Thanh vài trăm chiếc mà thuyền của ta chỉ có hơn 30 chiếc, nếu hắn cự lại thì lấy gì mà địch. Phái thêm binh thuyền và chở nhiều súng đạn quân nhu đi ứng tiếp. Nếu chúng nghe lời thì thôi, bằng không thì góp sức vào cố đánh dẹp” (7).

Nhưng đối với những thuyền buôn, thuyền đánh cá các nước gặp nạn trôi dạt vào các đảo thuộc chủ quyền của ta, hoặc dạt vào cảng, bến cảng dọc bờ biển nước ta thì Minh Mệnh đối xử với cương vị là một đất nước có văn hiến. Chẳng hạn, Tháng Tám năm Kỷ Sửu (1829), thuyền của A Sinh, người Chà Và được quốc trưởng phái đến đảo Câu Mạch khai thác yến sào, không may gặp bão trôi dạt vào đảo Côn Lôn. Khi được tâu lên, vua Minh Mệnh sai cấp gạo rồi cho về (8). Hoặc tàu nước Phú Lãng Sa (nước Pháp) đến đậu ở hòn Mỏ Diều thuộc Quảng Nam. Tỉnh thần Quảng Nam cho người xuống tàu khám qua, thấy tàu dài hơn 8 trượng, rộng hơn 1 trượng 8 thước, cao hơn 1 trượng 5 thước, 3 tầng ván lát, 3 cột to, 24 cỗ đại bác, 10 cỗ súng Quá sơn và 6 chiếc xuồng. Cuối thuyền treo cờ tam tài vuông: Xanh, trắng, đỏ và hỏi họ thì họ nói: “Tàu của thành Tu Luân (Toulouse), quốc trưởng sai đi thao diễn ở đường biển, đã hơn 1 năm, nay từ Ma Cao đến đây, xin ở 1, 2 hôm để lấy củi và nước”. Tỉnh thần lấy làm ngờ, nghiêm sức cho binh thuyền tuần tiễu, chỉ thị cho tỉnh Quảng Ngãi phòng bị, rồi dâng sớ tâu lên Triều đình Huế. Vua Minh Mệnh phê: “Đó là việc thường. Họ đi thăm dò, đo đạc đường biển, hà tất phải hoang mang tư báo làm kinh hãi tai mắt người ta. Thực không hiểu việc!”. Qua hôm sau, quả nhiên họ bắn một phát đại bác rồi đi (9).

Rõ ràng, so với các chúa Nguyễn và Triều Nguyễn Tây Sơn, tầm nhìn hướng biển của hai vị vua đầu của Triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh, có một bước tiến mang tính chiến lược quan trọng. Các vị vua này không chỉ xác lập chủ quyền bằng việc thượng cờ, xây miếu thờ, cắm mốc trên quần đảo Hoàng Sa, mà còn xây dựng đồn, pháo đài, lập làng trên những hòn đảo gần bờ như Phú Quốc và Côn Lôn. Tầm nhìn hướng biển đó thực sự mang tầm chiến lược để trên nền tảng đó ta làm chứng cớ lịch sử trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo trên Biển Đông với các nước láng giềng.

Chú thích:

1. Bức tranh thế giới – Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ. Nxb Firmin-Điot Freses et Cie, paris, 1833).

2. Đại Nam Thực lục. Nxb Giáo Dục. HN, 2004, tập 4, tr, 673.

3. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 3,

tr. 384.

4. Đại Nam Thực lục. Sđd. Tập 3,

tr. 492, 568.

5. Đại Nam Thực lục, Sđd, tập 4,

tr. 873.

6. Xem thêm bài của Phạm Xanh trên tạp chí NCLS, số 1, 1987, tr.105

7. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 3,

tr. 824.

8. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 2,

tr. 882.

9. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 4, tr.1076.

Theo PGS, TS Phạm Xanh/ QĐND

petrotimes.vn

Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn (Kỳ 1)

Không chỉ kế tục xuất sắc hai hướng hành động của Chúa cha, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn vượt lên bằng tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược – Đó là vươn ra biển xác lập chủ quyền của mình ở những hòn đảo ven bờ và quan trọng hơn là vươn xa làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông.

Đây là một trong những bản đồ trong “Phủ biên tạp lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776. Ông mô tả tỉ mỉ địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa, công việc khai thác của chúa Nguyễn đối với 2 quần đảo này. (Theo sách Kỷ yếu Hoàng Sa của NXB Thông tin và Truyền thông).

Năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Cũng bắt đầu từ đó trên đất nước chúng ta diễn ra cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài trên hai trăm năm ở 9 đời chúa. Nguyễn Hoàng băng hà năm 1614, ở ngôi 56 năm, hưởng thọ 89 tuổi. Trong những năm thống lĩnh vùng Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng vừa lo chống lại những cuộc chinh phạt của Lê-Trịnh từ Đàng ngoài, nhưng chủ yếu là lo củng cố quyền lực và mở nước về phương Nam. Vì thế tầm nhìn hướng biển của Nguyễn Hoàng, do những điều kiện khách quan quy định, còn rất hạn hẹp. Nhưng người kế vị ông, chúa Nguyễn Phúc Nguyên, không chỉ kế tục xuất sắc hai hướng hành động của Chúa cha, mà còn vượt lên bằng tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược.

Sở dĩ Nguyễn Phúc Nguyên cùng quân dân Đàng trong lập được những kỳ tích đó bởi lẽ ông đã thu phục được Đào Duy Từ, người mà vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng ngoài không dung nạp, đã trốn vào Đàng trong, đang sống ẩn dật với nghề dạy học ở chốn thôn quê. Sách Đại Nam thực lục, tập I, phần Tiền biên, trang 43 có ghi lại cuộc gặp gỡ giữa hai con người vốn xa lạ này và rồi Đào Duy Từ trở thành người cố vấn chính trị-quân sự thân cận nhất của Chúa.

Dưới sự cố vấn của họ Đào, lũy Trường Dục chạy từ chân núi Trường Dục tới bãi cát Hạc Hải (Nhật Lệ) được xây dựng nhanh chóng, trở thành thành lũy kiên cố, vững chắc, ngăn chặn quân Trịnh từ phía Bắc. Cùng với công trình quân sự đó, cũng theo lời khuyên của họ Đào, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở nước về phương Nam cho đến tận vùng cực nam Trung Bộ hiện nay. Có lẽ, cũng trong thời kỳ này mà xuất hiện tầm nhìn hướng biển của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đó là vươn ra biển xác lập chủ quyền của mình ở những hòn đảo ven bờ và quan trọng hơn là vươn xa làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông.

Sách Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn đã xác nhận một sự thực:“Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã Yên Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng Giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương”(1). Ở một chỗ khác, Lê Quý Đôn viết: “Họ Nguyễn còn thiết lập thêm đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn lấy người thôn Tứ Chính thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn lấy người làng Cảnh Dương, lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Quan địa phương cấp phát phó từ và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác.

Nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm lãnh quản đốc đội Bắc Hải này, vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi, còn như vàng bạc và các của cải quý báu thì ít khi họ tìm kiếm được”.(2)

Gần đây, chúng ta phát hiện nhiều thư tịch cổ liên quan đến đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn cho biết thêm những chứng cớ vững chắc về chủ quyền của ta trên hai quần đảo lớn đó. Hằng năm, người đảo Lý Sơn được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi cuộc đi ra đảo xa là muôn vàn khó khăn nên các Chúa Nguyễn đều cho mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi giây lạt và một tấm thẻ bài có khắc họ tên, quê quán để phòng nếu chẳng may hy sinh, đồng đội sẽ bó thi hài vào chiếu và thả xuống biển. Trước khi lên đường, thường vào tháng Hai Âm lịch, dân làng làm lễ gọi là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”, tái hiện những hùng binh năm xưa trên những chiếc thuyền nan mỏng manh đã dong buồm vượt trùng dương gìn giữ bờ cõi, đồng thời làm những “ngôi mộ gió” – mộ chôn những hình nhân tượng trưng cho những người lính hy sinh vì Hoàng Sa.(3)

Đến đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm 1698 với việc “sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long (nay phong làm phủ), dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình (nay phong làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định ngày nay), trên căn bản hình thể nước ta như ngày nay. Tháng Tám năm Mậu Ngọ, 1702, Chúa Nguyễn Phúc Chu được Trấn thủ dinh Trấn Biên là Trương Phúc Phan báo: “Giặc biển là người Man An Liệt (tức người Anh) có 8 chiếc thuyền đến đậu ở đảo Côn Lôn. Trưởng là bọn Tô Thích Già Thi 5 người tự xưng là nhất ban, nhị ban, tam ban, tứ ban, ngũ ban (các cấp bậc trong quân đội) cùng đồ đảng hơn 200 người, kết lập trại sách, của cải chứa đầy như núi, bốn mặt đều đặt đại bác” (4). Ngay lập tức “Chúa sai Phúc Phan tìm cách trừ bọn ấy”(5) để xác định chủ quyền của đất nước, mặc dù lúc đó Côn Đảo chưa có người ở. Trương Phúc Phan lập tức cho nghiên cứu phương án đánh đuổi quân Anh khỏi Côn Đảo. Tổng trấn Trương mộ 15 lính người Ma-lai-xi-a, dùng kế trá hàng lọt được vào lính Anh chiếm đóng trên đảo. Sau một thời gian chung sống với lính Anh, nghiên cứu cung cách phòng vệ của họ và cuối cùng tháng 10 năm Quý Mùi, 1703 họ thống nhất ra tay hành động, tiêu diệt được nhiều lính đánh thuê Anh và thu vô số chiến lợi phẩm. Trong Đại Nam Thực lục, tập I, phần Tiền biên, có ghi vắn tắt sự kiện quan trọng đó như sau: “Mùa đông, tháng 10, dẹp yên đảng An liệt. Trước là Trấn thủ Trấn Biên Trương Phúc Phan mộ 15 người Chà Và sai làm kế trá hàng đảng An Liệt để thừa chúng sơ hở thì giết. Bọn An Liệt không biết. Ở Côn Lôn hơn một năm không thấy Trấn Biên xét hỏi, tự lấy làm đắc chí. Người Chà Và đang đêm phóng lửa đốt trại, đâm chết nhất ban, nhị ban, bắt được ngũ ban trói lại, còn tam ban, tứ ban thì theo đường biển trốn đi. Phúc Phan nghe tin báo, tức thì sai binh thuyền ra Côn Lôn, thu hết của cải bắt được dâng nộp. Chúa trọng thưởng người Chà Và và tướng sĩ theo thứ bực. Tên ngũ ban thì đóng gông giải đi, chết ở dọc đường”.(6)

Thời đó, Côn Đảo thường là nơi lui tới của bọn hải tặc. Để khẳng định chủ quyền của mình trên đảo này, chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh cho Trấn thủ Trấn Biên Trương Phúc Phan (người Quảng Bình) đánh đuổi quân Anh ra khỏi đảo. Từ đó trở về sau, thực dân Anh mặc dù ở gần đó (thống trị Malaysia), nhưng không dám bén mảng vì đất này đã có chủ.

Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu còn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với cương vực nước ta. Tháng Tám năm Mậu Tý, 1708, Mạc Cửu dâng nộp mảnh đất Hà Tiên mà ông đã có công khai phá cho chúa Nguyễn và ông được chúa Nguyễn trọng dụng, phong cho ông làm Tổng binh Trấn Hà Tiên. Mùa hạ, tháng 4 năm Tân Mão, 1711, Tổng binh Trấn Hà Tiên Mạc Cửu đến cửa Chúa tạ ơn và được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên hậu thưởng. Cùng mùa hạ năm đó, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai cho lính ra đảo Trường Sa đo đạc, vẽ bản đồ.(7)

Rõ ràng, từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đặc biệt dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược có sự phát triển liên tục, từ chiếm hữu đến khẳng định chủ quyền đất nước trên các đảo gần bờ và đặc biệt là hai quần đảo ngoài khơi xa Hoàng Sa và Trường Sa. Tầm nhìn hướng biển đó vẫn được tiếp tục dưới thời các chúa Nguyễn tiếp theo và đặc biệt được nâng cấp khi thành lập Vương triều Nguyễn năm 1802, bắt đầu từ Gia Long và tiếp nối mạnh mẽ hơn dưới thời vua Minh Mạng.

Chú thích:

(1), (2). Lê Quý Đôn. Phủ biên tạp lục. Quyển hai. Bản dịch của Lê Xuân Giáo, tủ sách cổ văn, Ủy ban dịch thuật, Sài Gòn, 1972, tr.208-212.

(3). Biển và Đảo Việt Nam (Mấy lời hỏi-đáp). NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 212, tr.108.

(4), (5). Đại Nam Thực lục, Tập 1. Nxb Giáo dục, HN, 2002, tr.115.

(6). Đại Nam Thực lục. Sdd, tr.117.

(7). Đại Nam thực lục. Sdd. Tr.122 và 126.

Theo PGS, TS Phạm Xanh/ QĐND

petrotimes.vn

Nghĩ về bản lĩnh ông cha ta

Kết nối hiện tại với những tọa độ có sức âm vang lịch sử sẽ góp phần nung nấu, giục giã ý thức dân tộc – điểm nhạy cảm nhất trong tâm tư tình cảm người Việt Nam ta. Sẽ đánh mất một động lực cực lớn nếu không thấy rõ điều ấy để biết cách nuôi dưỡng, phát huy chứ không để cho mai một đi . Vì vậy, gợi lại bản lĩnh của ông cha là để tiếp sức cho hiện tại.

Ải Chi Lăng – một địa danh lịch sử

Cần nhớ rằng, lịch sử là sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực để đi tới một hợp lực. Quần chúng nhân dân – những người theo mệnh lệnh của trái tim đã có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có – chính là nhân tố quyết định tạo nên hợp lực đó. Trong “Những người khốn khổ”, V. Hugo từng viết những lời cháy bỏng : “Hãy nhìn vào dân chúng, bạn sẽ thấy chân lý”. Đây là suy ngẫm của một bộ óc thiên tài về chân lý của cuộc sống. Đại văn hào Pháp giải thích về chân lý đó bằng hình ảnh : “cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành pha lê” .

Để hiểu hơn chân lý đó, cần thấy rằng tiến hóa là một quá trình liên tục làm tăng thêm độ phức tạp toàn thể của hệ thống, bằng việc làm nảy sinh thêm nhiều yếu tố mới, nhiều mối tương tác mới, tạo thêm nhiều khả năng xuất hiện những thuộc tính hợp trội mới. Các trật tự do hợp trội mà thành, các thuộc tính do hợp trội mà có còn là sản phẩm từ dưới lên, chứ không phải chỉ là do từ trên xuống. Biết cách làm bừng nở những nhân tố hợp thành sức mạnh hợp trội ấy thì sẽ tạo ra một xung lực mới. Vì thế mà gợi lại lịch sử là nhằm hiểu sâu hơn những mệnh lệnh của trái tim yêu nước từng đẩy tới những hành động, những sự kiện mà nếu nhìn từ bên ngoài thì chỉ là những biểu hiện đơn lẻ, bình thường, rời rạc. Nhưng, từ những sự kiện lẻ tẻ, rời rạc mang tính tự phát ấy phải thấy được sức mạnh tiềm ẩn kỳ diệu của tinh thần yêu nước và khí phách Việt Nam. Làm phôi pha, thất thoát sức mạnh đó là có tội với dân tộc, với lịch sử.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà câu nói của Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” * lại được ghi nhận như là một ứng xử tiêu biểu cho khí phách Việt Nam. Không là người chiến thắng, song tuyệt đối không là người chiến bại, ngược lại, với tư thế hiên ngang đối diện với kẻ thù, người ấy đang lấy cái chết làm một đòn tiến công. Có chuyện ấy vì dân tộc này hiểu quá rõ sự thách đố nghiệt ngã trong cái thế “trứng chọi đá” của vị trí địa chiến lược của đất nước bên cạnh người láng giềng khổng lồ. Các triều đại thống trị Trung Hoa từ Tần, Hán cho đến Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… chưa hề từ bỏ mộng bành trướng về phía nam.

Thì đây, tuy chẳng mong muốn, song vẫn buộc phải trích ra một luận điệu hiếu chiến của một tờ báo Trung Quốc vừa viết ra những lời “gan ruột”: “Hiện nay, Việt Nam là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với an ninh lãnh thổ Trung Quốc, là trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhìn từ góc độ khác cho thấy Việt Nam cũng là đầu mối và trung tâm chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Muốn kiểm soát lại Đông Nam Á cần chinh phục Việt Nam. Chinh phục Việt Nam là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để Trung Quốc mở rộng về phía Nam”. (Báo mạng Trung Quốc ngày 19-6-2011)

Chúng ta hiểu vì sao từ bao đời, ông cha ta thường xuyên răn dạy tinh thần cảnh giác trong mọi ứng xử với “nước lớn”. Phải biết tiến, biết thoái, biết nhu, biết cương nhưng luôn giữ vững khí phách kiên cường, không bao giờ khuất phục. Điều răn ấy không chỉ là những câu ghi vào sử sách, mà còn được tạc vào hình hài núi sông bằng những truyền thuyết, những huyền thoại sống động. 99 ngọn núi ở vùng trung du được giải thích là tượng trưng cho 99 con voi và một tượng trưng cho voi bị chém cụt đầu do quay về hướng khác là một ví dụ! Hoặc câu chuyện về câu đối “Đằng giang tự cổ huyết do hồng!” (Sông Bạch Đằng từ xưa đỏ vì máu) của sứ thần Giang Văn Minh đáp lại thái độ ngạo mạn của Sùng Trinh, vua nhà Minh trong câu “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục!” (Cột đồng xưa giờ đã rêu xanh) là một ví dụ nữa!

Cọc gỗ Bạch Đằng vẫn mãi mãi trụ vững trong khí phách Việt Nam tự bao đời. Nên nhớ rằng, với nhiều giải pháp và sách lược nhằm duy trì mối quan hệ với đế chế Trung Hoa qua các triều đại, kể cả cử người đóng vai thay thế chứ về nguyên tắc thì không một vị vua Việt Nam nào chịu sang triều phục các hoàng đế Trung Hoa cả. Thậm chí khi đã rời bỏ ngai vàng lên núi Yên Tử dựng chùa, nghiền ngẫm về đạo Phật, mở ra một trường phái Thiền Trúc Lâm, song Trần Nhân Tông vẫn khôn nguôi nỗi lo vận nước.

Di tích cọc gỗ trên sông Bạch Đằng

Trong “Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh”, Ngô Thời Nhiệm đã có lời bình thâm thúy về chuyện này như sau: “Người ta thấy Điều Ngự đệ nhất tổ đến ở chùa Hoa Yên thì bảo Ngài xuất gia, [nhưng] ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công trong mối vô sự; nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, chưa được an tâm. Cái ý ấy không tiện nói ra, sợ người dao động, cho nên nhắm được núi Yên Tử là núi cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng, dựng nên ngôi chùa, thời thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm. Thật là một vị Vô Lượng Đại Thế Chí Bồ Tát…”. Cách giải thích mà có người cho là có phần khiên cưỡng ấy thật ra là nhằm đề cao lòng yêu nước và tinh thần cảnh giác. Cùng với chuyện đó, lịch sử cũng ghi lại hình ảnh của những kẻ muôn đời bị nguyền rủa vì ươn hèn núp bóng ngoại bang như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc: “Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay, người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng chúng để mong được làm vua. Người Nguyên phong làm An Nam Quốc Vương. Sau khi quân Nguyên thất bại, Ích Tắc trong lòng hổ thẹn, chết ở đất Bắc!”*. Chúng đã “đi vào lịch sử” với những dòng nghiệt ngã như vậy bên cạnh chuyện hiền thần Đỗ Khắc Chung tại trại giặc từng khiến Ô Mã Nhi phải thốt lên: “người này… có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa thể mưu tính được”.* Khi tướng giặc quát: “Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ Sát Thát, khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm”. Khắc Chung dõng dạc đáp : “Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần, tại sao lại không có”. Nói rồi giơ cánh tay cho xem… [Ô Mã Nhi] sai người đuổi theo Khắc Chung nhưng không kịp” (Bản kỷ toàn thư. Quyển V. Kỷ nhà Trần)* Tướng giặc hiểu ra được rằng : khi một nước “còn có người giỏi, [thì] chưa thể mưu tính được”. Mà, để “mưu tính được” thì phải làm cho nước ấy hết người giỏi. Nếu mua chuộc người giỏi không được thì phải tìm cách trừ khử đi! “Sai người đuổi theo” chính là để thực hiện toan tính ấy.

Ở sát cạnh một quốc gia khổng lồ, nhân dân Việt Nam luôn muốn sống hòa hiếu với nhân dân Trung Quốc anh em. Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, chỉ giữ được hòa hiếu khi có đủ thực lực. Không ai cho không sự hòa hiếu. Nguyễn Trãi vì muốn “sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” phải mười năm chiến đấu “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn”, với những “Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay”. Thế nên mới có “Hội thề Đông Quan”, mở lối về cho quân xâm lược, “Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền ra đến bể chưa thôi trống ngực, Vương Thông, Mã Anh, phát cho nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” [Cáo Bình Ngô] **. Từ lịch sử, chúng ta hiểu sâu hơn về hiện tại.

Có lẽ cũng phải nhắc lại đây vài sự kiện. Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh 20 năm sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, ông De Gaulle, Tổng thống Pháp, viết rằng “Giá như có một sự hiểu biết nhau tốt hơn giữa người Việt Nam và người Pháp ngay sau Đại chiến thế giới thì đã có thể tránh được những sự biến tai ác đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay”. Đáng tiếc là lịch sử không có chuyện giá như. Có lẽ vì thế mà năm 1993 cũng một Tổng thống Pháp khác, ông F. Mitterand, đã đến tận Điện Biên Phủ và tuyên bố rằng: “Cuộc chiến tranh đó đối với tôi mãi mãi là một sai lầm”. Vào đầu tháng 12 năm 2009 tại Hà Nội, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhắc lại chuyện “Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Roosevelt đã muốn hai nước Việt-Mỹ thật sự là bạn. Quá trình này đã có những bước gập ghềnh.”.

“Gập ghềnh” là vì cái gì? Vì cái logic nghiệt ngã của kẻ mạnh muốn áp đặt ý chí của mình lên số phận của những dân tộc yếu thế hơn. Vì thế mà Hồ Chí Minh dặn : “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Thực lực phải được tạo ra bằng cách nào? Lịch sử của dân tộc với những bài học nghiệt ngã đã trả lời cho câu hỏi đó.

Ở thế kỷ XIII khi mà vó ngựa ngoại xâm của đế quốc Nguyên-Mông từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu khiến không thể không có những dao động trong ý chí của nhà vua – người đứng đầu trăm họ. Cho nên phải cần đến thái độ điềm tĩnh của Trần Thủ Độ: “đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo”*, khí phách kiên cường của Trần Hưng Đạo: “Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã!”*; rồi khi quân Nguyên tràn sang lần thứ ba, đã bình thản tâu vua Trần Nhân Tông: “Chuyến này dù quân Nguyên có sang đây, ta phá cũng dễ hơn phen trước, xin bệ hạ đừng lo”**, cũng là người từng nhắc nhở vua Trần Anh Tông: “lúc bình thì khoan sức cho dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”**.

Vững tin vào sức sống mãnh liệt của dân tộc, biết khởi động và phát huy lên đến đỉnh cao ý chí quật cường và tinh thần yêu nước trong mỗi một người Việt Nam sẽ tạo ra được thực lực để chiến thắng mọi kẻ thù, đấy chính là bản lĩnh của ông cha ta, bản lĩnh Việt Nam. Không được phép làm suy yếu bản lĩnh được tôi luyện, trui rèn bằng mồ hôi, nước mắt và máu của bao thế hệ Việt Nam trong sự nghiệp vẻ vang dựng nước và giữ nước.

Đó chính là “thượng sách giữ nước” như lời dạy của Đức Thánh Trần.

GS. Tương Lai

* Đại Việt Sử Ký Toàn thư. Tập II. NXBKHXH. Hà Nội 1988, , tr.81,tr. 55, tr.53, tr..54, tr. 28 (theo thứ tự trước sau của câu trích dẫn trong bài).
** Việt Nam Sử Lược. Trần Trọng Kim. NXBTPHCM.2000, tập I, tr. 158, tr. 173.

daidoanket.vn

“Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”

Đó là lời của Trần Hưng Đạo đúc kết về nguyên nhân của chiến công lịch sử làm cho giặc Nguyên ba lần thảm bại trong thế kỷ XIII.

Phải luôn luôn làm sống động những lời tâm huyết
của Trần Hưng Đạo trong Hịch Tướng sĩ

Ảnh: T.L

“Tháng Tám giỗ cha…”, trong tâm thức người Việt tự bao đời thì ngày Giỗ Đức Thánh Trần 20 tháng Tám âm lịch có ý nghĩa thiêng liêng vào bậc nhất để tri ân vị anh hùng “bảo dân hộ quốc” trong lịch sử dân tộc.

Nếu “văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội” thì lịch sử dân tộc có sức lay động mãnh liệt tình cảm của con người Việt Nam mọi thời đại lại có ý nghĩa hết sức quyết định đến nền tảng tinh thần ấy.

Đúng vào “tháng Tám giỗ Cha” thật xúc động nhắc lại chiến công hiển hách đánh tan đế quốc Nguyên-Mông hung hãn mà vó ngựa xâm lăng đã xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu để rồi chỉ chịu gục ngã trên chiến trường Việt Nam. Chiến công ấy gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của Trần Hưng Đạo – vị tướng duy nhất trong lịch sử dân tộc được nhân dân phong Thánh : “Đức Thánh Trần”!

Quả thật, đúng như Trương Hán Siêu viết trong “Bạch Đằng giang phú” :

Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.

Rồi chỉ một câu trong bài phú đã khắc họa được bản lĩnh và tài thao lược của vị Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân:

Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. *Tiếng thơm còn mãi…

Những âm vang lịch sử quả là có sức lay động tâm hồn mỗi người Việt Nam có lương tri hôm nay :

“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những phường bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”

Thời nào mà chẳng có “phường bất nghĩa”, thời nào chẳng có ” anh hùng”! Và rồi, ai sẽ được “lưu danh” và kẻ nào sẽ bị “tiêu vong” thì lịch sử rõ mồn một. Chính vì thế mà phải thường xuyên làm sống động lịch sử trong tâm hồn thế hệ trẻ để dòng máu anh hùng cuộn chảy trong huyết quản mọi thế hệ Việt Nam. Đừng quên rằng, “thái độ của giới trẻ với lịch sử là thước đo sự tín nhiệm chính trị với chế độ” như phát biểu của F.Mitterand, vị Tổng thống Pháp đã từng thăm Việt Nam và đến tận Điện Biên Phủ dạo nào. Bởi lẽ, lịch sử là một thành phần mà thiếu nó thì không một ý thức dân tộc nào đứng vững được.

Hơn lúc nào hết phải làm sống động những lời tâm huyết của Trần Hưng Đạo trong “Hịch tướng sĩ”: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở đời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan này, trông thấy những ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ-phụ,… Trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm… thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ”.

Sẽ không hiểu rõ được tại sao quân dân đời Trần có thể ba lần đánh tan những đạo quân xâm lược hung bạo, muốn lấy thịt đè người, nếu không hiểu được cội nguồn của thắng lợi kỳ diệu là tinh thần dân tộc được khởi động và dâng cao để do đó mà “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”.

Nếu “trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ, mà không biết căm” thì làm sao người người đủ dũng khí khắc trên cánh tay hai chữ “Sát Thát”? Trên cánh tay khắc hai chữ đó vì trong đầu đã hằn sâu một sự thật lịch sử : “Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời chung”. Nếu “cứ điềm nhiên không nghĩ đến việc báo thù… khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ địch, giơ tay không mà chịu thua quân giặc”.

Thiên tài quân sự của vị Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân có ý nghĩa cực kỳ lớn lao, song thiên tài ấy chỉ có thể phát huy khi dưới trướng của Ngài là những “tướng sĩ một lòng phụ tử”. Nói về họ, những danh tướng như Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão… thì đã quá rõ, lịch sử còn đặc biệt nhắc lại lời Hưng Đạo nói về các gia thần dũng mãnh và trung thành của mình như Yết Kiêu, Dã Tượng : “chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi ”. Và dưới trướng của Hưng Đạo Đại Vương không chỉ có Yết Kiêu, Dã Tượng mà còn có nhiều võ tướng khác nữa.

Lịch sử cũng ghi tên những văn thần như Đỗ Khắc Chung, nêu cao khí phách trong trại giặc. Khi Ô Mã Nhi ngạo ngược quát nạt : “Quốc vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ Sát Thát, khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm”. Khắc Chung dõng dạc đáp : “Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần, tại sao lại không có”. Nói rồi giơ cánh tay cho xem. Ô Mã Nhi phải thốt lên với tả hữu rằng “người này… có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa thể mưu tính được”.Và rồi nhớ ra, sai người đuổi theo giết, nhưng không kịp.

Khi kẻ thù nhận ra được “nước nó còn có người giỏi, chưa thể mưu tính được” cũng là lúc chúng hiểu ra rằng “những người giỏi” mà ông cha ta gọi là “nguyên khí quốc gia” ấy đã được quy tụ, phát huy để rồi từ họ mà khởi động được ý chí và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, khiến cho “cả nước góp sức”. Khi đã có điều đó rồi thì : “Nếu thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Đó là lời Trần Hưng Đạo trả lời vua Trần Anh Tông lo lắng hỏi về kế sách giữ nước..

Nếu nhìn suốt những bước thăng trầm của lịch sử đất nước ta luôn nằm trong vị thế địa-chính trị “trứng chọi đá” thì những lời căn dặn ấy là sự đúc kết về quy luật giữ nước của ông cha ta. Kể từ thời Khúc Hạo [năm 907-917] với cương lĩnh dựng nước “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui” trải qua các chặng đường giữ nước “từ Đinh, Lê, Lý,Trần gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương” đều như vậy.

Đừng quên rằng, để có chiến thắng lẫy lừng : “Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa, ta muốn toàn quân là cốt, cả nước nghỉ ngơi” thì cũng đã có lúc ” Linh Sơn lương hết mấy tuần; khi Khôi huyện quân không một lữ”. Đừng quên trước đó đã từng có 63 cuộc khởi nghĩa bị giặc dìm trong bể máu, chỉ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi với hội thề Lũng Nhai mới hình thành nên cuộc kháng chiến trường kỳ để rồi “Mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào, khắp tướng sĩ một lòng phụ tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi; quân giặc nhiều, ta ít mà ta được luôn”. Có được chuyện đó vì người lãnh đạo cuộc kháng chiến mười năm đã biết dựa vào lực lượng bất tận của dân, khởi động và phát huy sức mạnh cố kết dân tộc để tạo nên được “phụ tử chi binh nhất tâm” [Bình Ngô đại cáo].

Mệnh đề hàm súc này đã là bài học lịch sử được đúc kết. Từ chiến công hiển hách đời Trần thế kỷ XIII, đến cuộc kháng chiến mười năm thế kỷ XV, rồi chiến công thần tốc thế kỷ XVIII cũng khởi nguồn từ đó. Phải chăng đây là bước bứt phá trong sự vận động tự thân của sức sống dân tộc, đưa đến những hợp trội kỳ diệu trong dòng chảy của lịch sử.

Thời đoạn lịch sử thời vua Lê, chúa Trịnh báo hiệu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến. Việt Nam Sử lược chép về thời Lê Chiêu Thống như sau : “Người bấy giờ bàn riêng với nhau rằng : “Nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ, không thấy vua nào hèn hạ đến thế. Tiếng là làm vua mà phải theo niên hiệu vua Tàu, việc gì cũng phải bẩm đến quan Tổng đốc, thế thì có khác gì là đã nội thuộc rồi không?”. Đã vậy thì những “thần dân” của vua đã biết cách hưởng ứng lời kêu gọi của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đứng lên đánh giặc cứu nước là điều dễ hiểu. Sử chép : Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân [26 tháng 12 năm 1788], dừng chân ở Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên tới 10 vạn ! Thử hỏi không có sức dân ấy, không có lòng dân theo về, thì làm sao có được chiến thắng thần tốc ấy!

Nguyễn Huệ “nâng quân số lên tới 10 vạn” chính là nhờ có những người “chân đất” đã biết theo mệnh lệnh của trái tim có mặt đúng lúc, đúng thời điểm cần có họ. Và thiên tài chính là biết phát hiện, khơi dậy và phát huy được sức mạnh vô tận của khối nhân dân vĩ đaị.

Sự thật lịch sử có lúc mờ lúc tỏ, song dòng chảy lịch sử là bất tận. Dòng cuộn chảy ấy tạo nên sức mạnh bất diệt của một dân tộc, đã từng làm nên những “Trận chiến Lịch Sử /Đã phá tung mọi xiềng xích ? như hai câu thơ lay động lòng người của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thế hệ trẻ Việt Nam phải được tắm mình vào trong dòng chảy ấy để tự hào về ông cha mình bao đời kiên cường, bất khuất dựng nước, mở nước và giữ nước và trao lại cho thế hệ hôm nay.

GS. TƯƠNG LAI

_______________

* Khi quân Nguyên tràn sang lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã trấn an vua “Chuyến này dù quân Nguyên có sang đây, ta phá cũng dễ hơn phen trước, xin bệ hạ đừng lo”

daidoanket.vn

Tổ tiên ta giữ nước


Mỗi quốc gia có truyền thống dựng nước và giữ nước riêng. Ở vào một vị trí địa lý tự nhiên nhiều thuận lợi, lại phong phú tài nguyên khoáng sản nên việc dựng nước của Việt Nam đã khó, việc giữ nước càng khó hơn bội phần.

[Bài 1: Đặc sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam]
[Bài 2: Hòa hiếu – bản chất của dân tộc Việt Nam]
Bài 3: Một số chiến công hiên hách chống ngoại xâm
[Kỳ 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán nối lại nền độc lập]
[Kỳ 2: Nam Quốc sơn hà Nam đế cư]
[Kỳ 3: Giặc dữ Mông – Nguyên ba lần đại bại]
[Kỳ 4: Lê Lợi – 10 năm trường kỳ kháng chiến quét sạch giặc Minh xâm lược]
[Kỳ 5: Quang Trung – 40 ngày thần tốc đại phá quân Thanh]
[Kỳ 6: Hào khí thời đại Hồ Chí Minh]
Bài 4: Kế sách xây dựng đất nước, củng cố nền độc lập
[Kỳ 1: Chống phương Bắc đồng hóa – một sự thật kỳ diệu]
[Kỳ 2: Khoan thư sức dân – Quốc sách dựng nước và giữ nước]
[Kỳ 3: Hiền tài là nguyên khí quốc gia]
[Kỳ 4: Ông cha ta chống tham nhũng]
[Kỳ 5: Bài học vô giá: Đại đoàn kết dân tộc]
[Bài cuối: Sự kết tinh truyền thống giữ nước của dân tộc]

Chân lý “Sông núi nước Nam vua Nam ở” đã được tổ tiên ta tuyên ngôn hào sảng, từ đầu thiên niên kỷ thứ hai. Sau ngót ngàn năm, Hồ Chủ tịch tái khẳng định lại chân lý hiển nhiên và đanh thép: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Từ số báo này, Đại Đoàn Kết khởi đăng loạt bài: “Tổ tiên ta giữ nước” để mong sao góp một phần học hỏi những kinh nghiệm giữ nước của tổ tiên. Loạt bài sẽ đề cập đến những nét đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; khẳng định bản chất hòa hiếu của dân tộc Việt; nhấn mạnh tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm, đặc biệt là làm nổi bật những kế sách xây dựng đất nước, củng cố nền độc lập trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Đại Đoàn Kết

Bài thơ thay lời hàng chục triệu dân Việt về Biển Đông

Bài cuối: Sự kết tinh truyền thống giữ nước của dân tộc

Năm 1954, trên đường về Thủ đô, nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong tại Đền Hùng, Bác Hồ nhấn mạnh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những bài học lịch sử của dân tộc đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Việt Nam từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến nay đã viết nên bao trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước. Trang sử giữ nước thật oai hùng, nhưng cũng thấm đẫm bao nhiêu máu và nước mắt. Chúng ta hiểu điều đó, và bởi thế không khi nào chúng ta muốn chiến tranh. Chúng ta khát khao hoà bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hoà bình lại phải trải qua mất mát, hy sinh to lớn đến như thế! Nhưng chính giữ nước trong hoàn cảnh lịch sử ngàn năm ấy dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ, hướng tới tương lai, đồng thời cũng cho chúng ta bài học biết cầm vũ khí đánh giặc và thắng giặc, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc.

Đoàn đại biểu 54 dân tộc trước bia chủ quyền đảo Song Tử Tây 3

Không phải chỉ những nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam, mà ngay chính chúng ta – những người Việt Nam cũng có lúc tự hỏi : vì sao chúng ta lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước đến vậy?

Trước tiên hãy phân tích nguyên nhân khách quan từ bên ngoài qua các thời kỳ.

Thời trung cổ, các Nhà nước phương Bắc được hình thành và xây dựng trên lưng ngựa, nghĩa là bằng sức mạnh quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục, chiếm lãnh thổ, xoá các Nhà nước yếu, sáp nhập vào nước mình, thống nhất thiên hạ. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ như thế nào là một ví dụ. Hốt Tất Liệt chiếm Trung Nguyên lập nhà nước Đại Nguyên như thế nào lại là một minh chứng khác. Nhà Thanh chiếm Trung Quốc, sáp nhập vào Mãn Châu lập triều đại Mãn Thanh lại có kết cục lịch sử không còn Nhà nước Mãn Châu! Tuy kết cục có khác nhau, nhưng đánh chiếm đất đai, thâu tóm thiên hạ là trào lưu tư tưởng phổ biến của các triều đại phong kiến phương Bắc, kéo dài hàng ngàn năm hun đúc thành thứ chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán theo hướng tiêu cực mà vẫn có người trong thời hiện đại chưa trút bỏ được. Việc đánh chiếm Đại Việt ( nước Việt Nam xưa), phần nhỏ còn lại của Bách Việt như là yêu cầu tất yếu khẳng định vị thế thiên triều và mục đích mở mang bờ cõi. Hơn nữa, Đại Việt nằm án ngữ con đường xuống vùng Đông Nam Á cả về đường bộ và đường thuỷ, như một vật cản tự nhiên đối với mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Bởi vậy, việc đánh chiếm Đại Việt vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài thực hiện mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Ngoài nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân khác là nội bộ các triều đại phong kiến phương Bắc thường diễn ra các cuộc chiến sinh tử giành ngôi vị và quyền lực, để giải quyết nó có một biện pháp tàn độc và ích kỷ đối với các dân tộc khác là giải quyết cuộc chiến nội bộ bằng cuộc chiến bên ngoài. Chính vì thế mà nước Đại Việt xưa luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ Bắc phương.

Thời hiện đại, khi các nước tư bản phương Tây có nền công nghiệp và thương mại phát triển mạnh mẽ, đua nhau tìm kiếm thị trường và tài nguyên vì thế chiếm thuộc địa để có tài nguyên và thị trường là cách thức mới của chủ nghĩa đế quốc. Cách thức ăn cướp đất đai, tài nguyên và thị trường của chủ nghĩa thực dân cũ làm cho những nước đế quốc sinh sau hết phần ăn chia béo bở đã đẻ ra chủ nghĩa phát xít mà mục đích chủ yếu là phân chia lại thị trường thế giới. Các nước kém phát triển ở châu Á, kể cả Trung Quốc lần lượt trở thành miếng mồi ngon của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít mới. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam không thoát khỏi chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vậy là gần một thế kỷ đánh Pháp rồi đứng về phe đồng minh đánh Nhật, tiếng súng không lúc nào ngớt trên dải đất hẹp bên bờ Biển Đông, làm cho nhân dân Việt Nam phải chịu biết bao tổn thất về người và của. Có dân tộc nào vừa thoát khỏi tay phát xít Nhật lại lọt vào tay thực dân Pháp để phải làm cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm mới có hoà bình trên một nửa nước như Việt Nam không?! Tưởng rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu góp phần chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ sẽ đến ngày Tổng tuyển cử Bắc Nam thống nhất, Việt Nam hoà bình, độc lập tự do, nhưng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ lại làm cho nhân dân Việt Nam phải trải qua một cuộc chiến tranh dài nhất, ác liệt nhất thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh này còn có ý nghĩa ” ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nên tính huỷ diệt bởi vũ khí hiện đại của hai phe đã đẩy chiến tranh tàn khốc không kém chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Theo dòng sự kiện ta thấy, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Việt Nam trở thành mục tiêu phải đánh của chủ nghĩa bành trướng, thôn tính các quốc gia nhỏ yếu lân bang thời trung cổ; Mục tiêu phải xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân cũ và phát xít mới; Nơi đụng độ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa chủ nghĩa thực dân mới và phong trào giải phóng dân tộc.

Vậy là, chiến tranh từ bên ngoài như tất yếu “định mệnh” cho Việt Nam phải nếm trải. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân chủ quan của các triều đại phong kiến Việt Nam dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược.

Các triều đại phong kiến Việt Nam được lòng dân đã xây dựng nền thái bình thịnh trị, khi ấy địch có mạnh đến đâu cũng không dám phát động chiến tranh. Nếu có liều lĩnh phát động chiến tranh, đều bị đánh bại nhanh chóng, thậm chí còn bị đánh ngay khi chưa kịp châm ngòi chiến tranh xâm lược. Những sự kiện thời Lý, Trần đánh bại mưu đồ xâm lược của Tống, Nguyên minh chứng cho điều đó.Tiếc rằng, vua quan phong kiến khi tha hoá đã bóc lột, đàn áp nhân dân, nội bộ chia bè, kết phái, tranh quyền, đoạt vị… người trung thực vì dân, vì nước không được dùng, kẻ nịnh trên, nạt dân chiếm ưu thế làm cho thế nước suy yếu, kẻ địch lợi dụng mà phát động chiến tranh xâm lược. Lại thêm, trong cuộc chiến giành ngôi vị, có kẻ vì lợi ích riêng của mình đã cam tâm bán rẻ lợi ích dân tộc, ” cõng rắn cắn gà nhà” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hồ Quý Ly thoán ngôi nên đã mất lòng dân, mặc dù có những cải cách tiến bộ, chuẩn bị quốc phòng chu đáo nhưng vẫn là cái cớ để nhà Minh phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Thời Lê – Trịnh, Trịnh – Nguyễn phân tranh là cơ hội tốt cho nhà Thanh xâm lược. Rồi phe chủ hòa nhà Nguyễn hèn nhát, không dám sống chết cùng toàn dân chống ngoại xâm nên mới mất nước vào tay thực dân Pháp để lại tiếng xấu trong lịch sử.

Nói tóm lại, thế lực cầm quyền thối nát, mâu thuẫn nội bộ, khối đoàn kết toàn dân bị lung lay là nguyên nhân chủ quan tạo cơ hội cho kẻ thù phát động chiến tranh xâm lược.

Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như đã phân tích, nhân dân Việt Nam không tránh được các cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng đã biết chiến đấu ngoan cường viết lên trang sử giữ nước vẻ vang của dân tộc. Từ phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, đạp Thanh đến đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ để giải phóng dân tộc, những chiến công hiển hách đó kết lại thành truyền thống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ôn lại truyền thống đó không chỉ nhắc nhở những ai còn mơ màng về bài học lịch sử ngàn năm nước Việt, mà còn để thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ kinh nghiệm xương máu của cha ông trong đấu tranh giữ nước.

Ta chiến thắng trước tiên bởi ta chính nghĩa. Một dân tộc mà theo đạo lý nhân sinh phải được sống trong hoà bình, độc lập và tự do! Một nước ” vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia”, biên giới, lãnh thổ “rành rành định phận tại sách Trời” đứng lên quyết giữ vững độc lập tự do của mình là điều chính nghĩa không thể chối cãi. Một dân tộc có truyền thống lâu đời với ý chí sắt đá ” thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; ” thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lê.”; ” Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Dân tộc ấy không có sức mạnh nào khuất phục được.

Ta chiến thắng còn bởi vì ta biết ” lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”. Sức mạnh của người khát khao hoà bình độc lập chống lại kẻ hiếu chiến bạo tàn đã làm nên chiến thắng tưởng như huyền thoại. Huyền thoại ấy là chuyện Thánh Gióng lớn nhanh như thổi với gậy sắt, giáp sắt, ngựa sắt phun ra lửa đánh tan giặc Ân, huyền thoại ấy là chuyện nỏ thần Cổ Loa, gươm thần của Lê Lợi, Quang Trung thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ăn Tết sau đại phá quân Thanh… Và huyền thoại ngay trong thời hiện đại với “Điện Biên Phủ trên không” giữa Thủ đô Hà Nội ta bắn hạ pháo đài bay B52 biểu tượng sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Huyền thoại con đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số nhỏ bé và thô sơ đã chở hàng trăm tấn vũ khí từ Bắc vào Nam chi viện cho tiền tuyến. Chiến thắng của người tự vệ phải ” lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” như huyền thoại vì không thể dùng phép tính thông thường để đo sức mạnh làm nên chiến thắng, mà phải dùng sự thông tuệ của lý trí, sự nhạy cảm của trái tim mới hiểu được sức mạnh thần kỳ làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời. Nhà chiến lược quân sự tài ba một thời của Hoa Kỳ, ngài Mc. Na- ma- ra đã phải thú nhận trong hồi ký của mình về thất bại trong chiến tranh Việt Nam có nguyên nhân từ sự ” không hiểu văn hoá Việt Nam”!

Sức mạnh thần kỳ Việt Nam là bởi sức mạnh ấy được hun đúc và nhân lên gấp bội từ đời này qua đời khác, và vì nó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân thần thánh. Nhân dân bao giờ và ở đâu cũng là sức mạnh vô địch. Chiến tranh nhân dân sản sinh ra muôn vạn anh hùng! Chiến tranh nhân dân sáng tạo vô tận cách thức đánh giặc và thắng giặc mà không có sách nào ghi hết được.

Và cuối cùng ta chiến thắng bởi vì “mỗi khi đất nước bị xâm lăng” thì sức mạnh đại đoàn kết dân tộc sẽ kết lại thành làn sóng có sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược.

Người viết muốn nhấn mạnh điều có ý nghĩa lớn lao và thiết thực đối với chúng ta hôm nay là những bài học lịch sử của dân tộc đã kết tinh trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước độc lập tự do. Nổi bật hàng đầu và xuyên suốt Tư tưởng ấy là tư tưởng Đại Đoàn Kết. Người khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Đoàn kết, trước tiên là đoàn kết đồng bào cùng là con cháu Lạc Hồng, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo, nam, nữ… hễ là người Việt Nam yêu nước thì liên kết lại thành một khối thống nhất toàn dân tộc, chống kẻ thù xâm lược. Tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi huy hoàng, giành độc lập tự do cho dân tộc. Đại đoàn kết còn là đoàn kết với nhân dân các nước, với các lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt vào các giai đoạn có tính bước ngoặt lịch sử, phải biết đứng về phía chính nghĩa, để có thêm sức mạnh đánh kẻ thù chung. Việt Nam đứng về phe đồng minh chống phát xít là một sự sáng suốt.

Đối với Đảng, lời cuối cùng Bác căn dặn: “Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đủ cho thấy ý nghĩa sâu sắc của tư tưởng Đoàn kết quan trọng đến như thế nào. Đảng là đội tiên phong, là tổ chức lãnh đạo toàn xã hội không thể mất đoàn kết vì mất đoàn kết là mất tất cả. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã cho ta bài học về điều đó. Những kẻ có dã tâm đánh chiếm nước ta, chỉ chờ nội bộ ta bất hoà là chúng đã có thể khai thác chia rẽ để chèn ép. Nếu có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” kiểu Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, hay nhu nhược đớn hèn như phái chủ hoà của nhà Nguyễn, các phần tử hiếu chiến sẽ chớp cơ hội phát động chiến tranh xâm lược. Từ bài học xương máu của lịch sử, hơn lúc nào hết chúng ta cần đoàn kết trong Đảng từ Trung ương tới các chi bộ, xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hoá, tham ô, nhũng nhiễu làm mất lòng dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng hợp tác quốc tế, kiên trì chính sách ngoại giao đa phương với tôn chỉ ” Việt Nam là bạn đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế”, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của tất cả các nước, các tổ chức, cá nhân vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, nơi này, nơi kia còn có chiến tranh, cơn khát dầu mỏ và tài nguyên có vẻ đang trỗi dậy khiến cho chạy đua vũ trang như đang được khởi động… Tuy nhiên, tư tưởng dùng sức mạnh quân sự để thôn tính một quốc gia có chủ quyền hay chiếm đất, chiếm tài nguyên bằng sức mạnh quân sự đã quá lỗi thời, nếu còn đọng lại chỉ là số ít những phần tử hủ lậu, hiếu chiến và thiển cận mà thôi. Lãnh đạo các nước trong khối ASEAN, đặc biệt các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia đều đủ sáng suốt để nhận thấy rằng hoà bình, hữu nghị là lợi ích của tất cả các bên, là tiền đề của sự phát triển. Quán triệt Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước hết phải làm cho dân được tự do, ấm no, hạnh phúc, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Trong điều kiện ngày nay, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế sẽ cho ta sức mạnh ngăn chặn ngay từ đầu mưu đồ đen tối, thiển cận, hẹp hòi của những phần tử hiếu chiến, kém hiểu biết lịch sử, tư duy lỗi thời, trái với xu thế hoà bình, dân chủ và phồn vinh chung. Tinh thần Đại đoàn kết vì độc lập tự do là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam cho chúng ta niềm tin vào tương lai một Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

TS Nguyễn Viết Chức

Cùng bạn đọc !

Kể từ ngày 12-9-2011, Đại Đoàn Kết đã khởi đăng loạt bài với chủ đề “Tổ tiên ta giữ nước”, đến số báo hôm nay Đại Đoàn Kết đã đăng nhiều bài của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo… về chủ đề này. Những bài viết đó đã đề cập từ những vấn đề chung như nét đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tư tưởng hòa hiếu Việt Nam đến những vấn đề cụ thể như những chiến công hiển hách chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam; đặc biệt là nêu bật kế sách xây dựng đất nước, củng cố nền độc lập từ các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần… đến thời đại Hồ Chí Minh.

Mặc dù kết thúc loạt bài song chúng tôi cũng như bạn đọc luôn nhận thức rằng, các bài học trong quá trình dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta luôn có giá trị trường tồn, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc như Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra.

Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc, các cộng tác viên đã gửi bài viết và đã góp ý kiến cho chúng tôi về chủ đề “Tổ tiên ta giữ nước”. Do khuôn khổ có hạn của báo, chúng tôi không thể đăng tất cả các bài được gửi đến, mong bạn đọc thông cảm và tiếp tục cộng tác với báo trong thời gian tới.

Đại Đoàn Kết